A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chợ Đồn tập trung khống chế gia súc mắc bệnh lở mồm long móng ở xã Tân Lập

Bệnh lở mồm long móng gia súc xuất hiện trên 11 con bò của 02 hộ chăn nuôi ở thôn Phiêng Đén xã Tân Tập vào ngày 25/4 vừa qua.Trước tình hình này, huyện Chợ Đồn đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp cùng xã Tân Lập tập trung khống chế dịch bệnh.

 

 Bò của hộ ông Sính có biểu hiện chảy nước dãi

Ngày 25/4, khi phát hiện đàn bò của 02 hộ dân trong thôn có dấu hiệu bị bệnh, ông Đặng Văn Vinh, trưởng thôn Phiêng Đén, xã Tân Lập đã thông báo cho chính quyền địa phương biết. UBND xã Tân Lập đã báo cho Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, chiều ngày 25/4/2024, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã cử viên chức phối hợp với UBND xã, thực hiện kiểm tra xác minh dịch bệnh trên đàn bò. Kết quả xác minh  triệu chứng lâm sàng 11 con bò của 02 hộ có các biểu hiện triệu chứng bỏ ăn, ăn ít, miệng lưỡi có nhiều nốt loét, chảy nước dãi, chân đi lại khó khăn. Với những biểu hiện triệu chứng trên đàn bò, nghi mắc bệnh Lở mồm long móng.

Ông Lèng Văn Hiệu, Chủ tịch UBND xã Tân Lập, thông tin: Để khống chế dịch bệnh, hạn chế thấp nhất thiệt hại về kinh tế cho người dân, UBND xã Tân Lập đang tập trung chỉ đạo thống kê, rà soát lại tổng đàn tổng đàn vật nuôi để tiêm phòng triệt để, triển khai phun thuốc khử trùng đồng loạt tại 8 thôn. Đối với những con bò đang nhiễm bệnh, chỉ đạo nhân viên thú y hướng dẫn: Cách ly, chữa mụn loét bằng cách rửa nước ấm, bôi các chất chua chát và tiêm kháng viêm, giảm đau tránh bị nhiễm trùng kế phát; đảm bảo giữ chuồng khô ráo, sạch sẽ, cho ăn cỏ tươi, cỏ mềm; bổ sung Vitamin, điện giải cho gia súc khi bị bệnh nặng. Đồng thời, tổ chức họp thôn Phiêng Đén ngay trong sáng ngày 26/4/2024 và triển khai tiêm phòng vắc xin vào thẳng ổ dịch trong ngày 27/4/2024.

 

Xã tân Lập tổ chức họp thôn Phiêng Đén để tuyên truyền vận động bà con của thôn tiêm phòng cho gia súc.

Thôn Phiêng Đén có tổng đàn trâu, bò 72 con, số con đã tiêm vắc xin LMLM tuýp O kỳ1/2024 cuối tháng 3/2024 là 24 con đạt 33,3% tổng đàn.Trong xã đếnnay đã tiêm vắc xin định kỳ đợt 1.2024 được 72/280 con đạt 25,7% Tổng đàn.Cả 02 hộ đều sử dụng các chất chua để bôi vết loét nên không lấy mẫu gửi đi xét nghiệm được.

Đến nay, bệnh lở mồm long móng chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu, chỉ dùng các chất chua, chát để chữa triệu chứng. Tránh tình trạng dịch bệnh lây lan, UBND huyện Chợ Đồn chỉ đạo UBND các xã, thị trấn chưa có dịch thông tin, hướng dẫn các hộ chăn nuôi (đặc biệt là các hộ thả rông trâu bò), chăm sóc, theo dõi tình hình đàn vật nuôi, đồng thời triển khai ngay công tác tổ chức tiêm vét vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng và bệnh Tụ huyết trùng cho toàn bộ số trâu bò chưa thực hiện tiêm trong kỳ 1/2024. Vì tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả tối ưu nhất. Tiếp tục chỉ đạo công chức phụ trách nông lâm, nhân viên Thú y thăm nắm tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi, thông tin báo cáo về Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, để kịp thời phối hợp kiểm tra, xác minh chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp xử lý.

Bà Hoàng Thị Thùy, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cho biết: Đã cấp thêm200 liều vắc xin lở mồm long móng, tụ huyết trùng và 36 lít hóa chấtcho xã để thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, cử viên chức phối hợp với UBND xã thực hiện tuyên truyền về tình hình bệnh và hướng dẫn các biện pháp phòng chống bệnh. Hướng dẫn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc - gia cầm của xã tổ chức cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn ký cam kết thực hiện “5 không” (không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển gia súc; không giết mổ, tiêu thụ gia súc chết; không vứt gia súc chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý cho gia súc ăn). 

Ông Giàng Sè Sính (hộ có bò mắc bệnh) cho biết: Được cán bộ thú y xã hướng dẫn, tôi đã tiến hành phun tiêu độc khử trùng chuồng trại, rắc vôi bột, nhốt bò mắc bệnh và tiến hành điều trị. Đồng thời, không thả bò ra ngoài để tránh lây lan sang các hộ chăn nuôi khác trong thôn.

Đang là thời điểm giao mùa, nguy cơ phát sinh dịch bệnh trên gia súc, gia cầm rất cao, vì vậy ngoài sự vào cuộc của cơ quan chức năng, người dân cần chủ động tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm đàn vật nuôi phát triển.

Tác giả: Triệu Thị Hoàn, Trung tâm DVNN huyện.

 


Tin liên quan

Tin nổi bật Tin nổi bật