A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chợ Đồn phát động thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2022

Ngày 26/1/2022, UBND huyện Chợ Đồn đã ban hành Kế hoạch số 15/KH-UBND huyện về phát động thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2022.
Theo đó, để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2022, đưa phong trào thi đua lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân nhằm mang lại hiệu quả thiết thực, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, góp phần xây dựng huyện Chợ Đồn ngày càng phát triển nhanh, mạnh và bền vững. UBND huyện đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn huyện tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chị thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việcphát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội hàng năm và Kế hoạch 5 năm (2021-2025) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
 Năm 2022 huyện Chợ Đồn phấn đấu đạt sản lượng lương thực bình quân đầu người trên 500 kg/người/năm .
2. Căn cứ nhiệm vụ chính trị, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của huyện, từng cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức phát động phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trọng tâm năm 2022 như: Sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt trên 500 kg/người/năm. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 116.000 triệu đồng. Diện tích rừng trồng mới 570 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 80,5%. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới tăng thêm 02 xã ( Ngọc Phái, Quảng Bạch). Thành lập mới 02 hợp tác xã. Số lao động được giải quyết việc làm mới 600 người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,0%. Số xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã tăng thêm 04 xã. Số trường đạt chuẩn quốc gia tăng thêm 05 trường. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT quốc gia Trên 90%. Chỉ tiêu tỷ lệ tuyển quân, động viên quân dự bị, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho các đối tượng đạt 100%. Tỷ lệ điều tra, khám phá án đạt trên 85%. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn huyện theo mức độ 4 đạt 100%. Tai nạn giao thông đường bộ giảm cả 3 tiêu chí.
3. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động như: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”; “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”; “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”, “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”.
4. Tổ chức các phong trào thi đua trong lĩnh vực xây dựng Đảng, Nhà nước và toàn hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Các phong trào thi đua hướng vào việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, gắn phong trào thi đua với việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, trong đó tập trung xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; thi đua xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có tâm, có tầm, có phẩm chất tốt và trình độ chuyên môn cao, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo.
5. Thi đua đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả góp phần nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS); tập trung đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, cải cách hành chính để phục vụ người dân và doanh nghiệp, hướng tới việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, công khai, minh bạch.
6. Tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, địa phương; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc kiểm tra, giám sát đối với công chức, viên chức, đảng viên thuộc quyền quản lý trong việc thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, kịp thời phát hiện vi phạm, xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật; ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước gắn với việc đổi mới phương thức điều hành của bộ máy hành chính, tập trung hướng về cơ sở.
7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong thực thi pháp luật về thi đua, khen thưởng; đề cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; chú trọng bồi dưỡng phẩm chất, nâng cao trách nhiệm và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, cán bộ kiêm nhiệm về thi đua, khen thưởng của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
8. Quan tâm sơ kết, tổng kết các đợt thi đua, các phong trào thi đua bình chọn, suy tôn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu để biểu dương, khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp trên khen thưởng; việc xét khen thưởng các đợt thi đua, phong trào thi đua cần tập trung vào đối tượng là tập thể nhỏ, người trực tiếp công tác là nông dân, công nhân, chiến sĩ lực lượng vũ trang, cán bộ cơ sở.
9. Quan tâm việc phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến; thường xuyên tuyên truyền nêu gương người tốt, việc tốt trong từng cơ quan, đơn vị, tạo sức lan tỏa tích cực trong đời sống xã hội, để cán bộ và Nhân dân học tập noi theo.
Tác giả: Nông Đuổng

Tin liên quan

Tin nổi bật Tin nổi bật