A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao năm 2021 trên địa bàn huyện Chợ Đồn

Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn vừa ban hành Quyết định số 289/QĐ-SVHTTDL ngày 9/12/2021 về việc phê duyệt và công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, năm 2021. Trong đó, huyện Chợ Đồn có các Di sản sau:

 

Cách làm Bánh chưng đen của người Dao thôn Nà Lịn, xã Tân Lập.
Đối với dân tộc Tày có: Lễ đầy tháng ở các xã Yên Mỹ, Bình Trung; Đám cưới truyền thống dân tộc Tày ở xã Yên Mỹ; Đám tang theo truyền thống ở xã Đồng Thắng; Tục ăn tết 3/3 âm lịch ở xã Nghĩa Tá, Bằng Lãng, Bình Trung; Tục ăn rằm tháng bảy ở xã Yên Thịnh, Đại Sảo, Yên Mỹ, Bản Thi; Tục ăn tết Nguyên đán ở xã Yên Mỹ; Tục kết tồng nhận họ ở xã Tân Lập. Lễ cầu an ở Xã Yên Thượng, Bằng Lãng; Tục đưa dâu ở xã Yên Thượng; Nghi lễ gọi hồn trở về ở xã Đồng Lạc; Tục lệ xin lộc “Xo lộc” ở xã Phương Viên. Hát then ở xã Yên Thượng, Thị trấn Bằng Lũng, Bằng Lãng. Múa bát ở xã Đồng Lạc, Nam Cường; Hát loàn ở xã Yên Thượng; Hát quan làng ở xã Ngọc Phái; Nghề làm Chõ xôi ở thị trấn Bằng Lũng; Nghề nấu rượu men lá ở xã Bằng Phúc,Yên Phong; Nghề chế biến Chè shan tuyết ở xã Bằng Phúc; Nghề đan giỏ truyền thống ở xã Bằng Lãng. Kỹ thuật cắt khâu và sử dụng trang phục truyền thống ở xã Yên Phong, Đồng Thắng; Bài thuốc nam đặc trị sưng amidan ở xã Yên Phong; Chế biến Bánh Đúc ở xã Nam Cường; Bài thuốc chữa bệnh dạ dày từ cây rau hùm ở xã Bình Trung; Lễ hội Hát loàn ở xã Yên Thịnh; Thơ đám cưới (thơ lẩu) ở thị trấn Bằng Lũng, Yên Thịnh; Hát ru em ngủ ở xã Lương Bằng.
Đối với dân tộc Nùng có Hát sli, slượn ở thị trấn Bằng Lũng;  Kỹ thuật cắt, khâu và sử dụng Trang phục truyền thống của người Nùng an ở thị trấn Bằng Lũng.
Đối với dân tộc Mông có Đám cưới truyền thống của dân tộc Mông ở xã Xuân Lạc  Nghệ thuật múa khèn Mông và Mèn mén ở xã Tân Lập.
Đối với dân tộc Dao có Lễ cấp sắc người Dao Nghĩa Tá, Ngọc Phái, Bình Trung; Lễ đón dâu người Dao ở xã Xuân Lạc; Đám cưới theo truyền thống ở xã Tân  Lập; Hát Pá dung (Páo dung) ở xã Lương Bằng, Bình Trung;  Rượu vạng (Lẩu vạng) ở thị trấn Bằng Lũng. Bài thuốc tắm cho phụ nữ sau khi sinh của người Dao xã Bản Thi, Ngọc Phái; Thêu hoa văn trên trang phục người Dao ở xã Quảng Bạch; Nghệ thuật thêu hoa văn trên trang phục Dao đỏ ở xã Ngọc Phái; Nghệ thuật thêu hoa văn trên trang phục Dao tiền ở xã Bình Trung. Cách làm Bánh chưng đen ở xã Tân Lập; Nghề Đan lát thủ công của người Dao Tiền ở xã Lương Bằng; Nghề đan Gùi ở xã Ngọc Phái, Bản Thi; Chữ Nôm của người Dao ở xã Ngọc Phái, Tân Lập.
Kết quả công tác kiểm kê năm 2021 toàn tỉnh Bắc Kạn có 204 danh mục Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao. Đây sẽ là cơ sở phục vụ cho công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương, đơn vị; đồng thời là cơ sở cho việc triển khai nhiệm vụ lập hồ sơ khoa học di sản đề nghị Bộ VHTT&DL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Tác giả: Nông Đuổng

 


Tin liên quan

Tin nổi bật Tin nổi bật