A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chợ Đồn tập trung phát triển ngành hàng chủ lực trong chăn nuôi

Trên cơ sở tiềm lực, tiềm năng phát triển ở lĩnh vực chăn nuôi tại các địa phương trong huyện, ngành Nông nghiệp huyện Chợ Đồn đã xác định phát triển ở các ngành hàng chủ lực.

Chăm sóc đàn bò nuôi vỗ béo tại hợp tác xã Quỳnh Trang, thôn Nà Cọ, xã Đồng Thắng.
Theo đó, sản phẩm chăn nuôi chủ lực (Gia súc: Trâu, bò; lợn siêu nạc, lợn bản địa; Gia cầm: Vịt bầu cổ xanh, gà ta); Sản phẩm nông nghiệp quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm (Gia súc: Trâu, bò; lợn bản địa; Gia cầm: Vịt bầu cổ xanh); Các ngành hàng nông nghiệp quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm phẩm. Ngành sản xuất các sản phẩm chăn nuôi thương phẩm (Trâu, bò, lợn bản địa, dê); Các loài vật nuôi đặc sản hoặc tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của địa phương (Lợn rừng lai, dê, dúi, vịt bầu cổ xanh).
Theo báo cáo của cơ quan chuyên môn ngành nông nghiệp huyện. Thực hiện các chỉ tiêu của huyện giao lĩnh vực chăn nuôi trong 9 tháng đầu năm 2022 đã đạt được những kết quả nhất định, một số chỉ tiêu đã đạt và vượt kế hoạch giao cụ thể: Đàn đại gia súc có hơn 9.300 con (đàn trâu có hơn 5.800 con đạt 95,3%  kế hoạch, đàn bò hiện có hơn 2.800 con đạt 137,4% kế hoạch, đàn ngựa hiện có hơn 600 con đạt 119,6% kế hoạch), đàn lợn có hơn 26.000 con đạt 114,4% kế hoạch, đàn dê có hơn 2.700 con đạt 108,5% kế hoạch, đàn gia cầm có hơn 250.000 con đạt 70% kế hoạch. Hiện tại không có dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc gia cầm, công tác phát triển chăn nuôi ổn định.

 Lợn bản địa (lợn ta), lợn rừng lai luôn có giá thành cao hơn sản phẩm cùng loại trong kỳ xuất bán con thương phẩm.
Với tiềm lực trong lĩnh vực chăn nuôi của huyện hiện có, việc xác định ngành hàng chủ lực trong chăn nuôi đang là sự phát triển đúng hướng theo mục tiêu sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với xây dựng nông thôn mới để thực hiện tốt các nội dung của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2025, tầm nhìn 2035./.
Tác giả: Hà Thị Thanh Nga, Phòng Nông nghiệp và PTNT

Tin liên quan