A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Huyện Chợ Đồn thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc - 5 năm nhìn lại

Giai đoạn 2019-2024, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn xã hội; công tác dân tộc có nhiều tiến bộ. Huyện đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số; góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo đa chiểu theo chuẩn mới. Qua đó luôn giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, an ninh nông thôn, an ninh dân tộc…

Huyện Chợ Đồn có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống, ,ỗi dân tộc đều gìn giữ được những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.

Chợ Đồn là huyện vùng cao nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Kạn, Huyện có 19 xã và 01 thị trấn, với 227 thôn, tổ, tổng diện tích tự nhiên 91 nghìn 115 ha, chiếm 18,75%diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn. Dân số 54 nghìn 980 người, 13 nghìn 224 hộ, trong đó hộ dân tộc thiểu số là 12 nghìn 779 hộ với  18 dân tộc anh em cùng sinh sống, tạo thành một cộng đồng thống nhất. Mỗi dân tộc đều gìn giữ được những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Trong đó Dân tộc Tày chiếm tỷ lệ cao nhất với 71,6%, Dân tộc Dao chiếm 13,6%, Dân tộc Mông chiếm 7,483%, Dân tộc Nùng chiếm 2,46% ... Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có nhiều dân tộc khác sống xen ghép hoặc người từ địa phương khác đến lập gia đình trên địa bàn huyện như: Dân tộc Kinh, Thái, Mường... Huyện còn 08 xã và 75 thôn  đặc biệt khó khăn.Với cơ cấu dân tộc thiểu số chiếm 98% tổng dân số, cộng đồng các dân tộc trong huyện đã luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái giúp nhau trong đời sống, sản xuất, phát huy truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, luôn biết tự vươn lên để hoàn thiện mình và tạo dựng những giá trị văn hoá trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Công tác lãnh đạo - chỉ đạo của cấp uỷ chính quyền các cấp

         Đảng bộ, chính quyền các cấp trong huyện luôn coi công tác dân tộc là nhiệm vụ quan trọng chiến lược trong phát triển kinh tế, xã hội xóa đói, giảm nghèo ổn định an ninh chính trị tại địa phương. Công tác dân tộc luôn gắn với công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển, kinh tế xã hội hằng năm theo Nghị quyết của HĐND huyện. UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai, tuyên truyền chính sách, quan tâm công tác cán bộ trong vùng đồng bào dân tộc, tổ chức hoạt động sơ kết, tổng kết đánh giá các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn huyện. Do đó, đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh vùng đồng bào DTTS.

       

        Công tác dân tộc luôn được cấp uỷ, chính quyền huyện quan tâm.

            Kinh tế nông lâm nghiệp tiếp tục phát triển và có bước chuyển dịch tích cực. Sản lượng lương thực có hạt duy trì 29 nghìn  tấn/năm, bình quân lương thực đầu người năm đạt hơn 500 kg/người/năm. Ban hành và triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh, huyện được bà con hưởng ứng tham gia. Một số sản phẩm được gắn cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn Việt Gap, được gắn tem truy xuất nguồn gốc, hình thành vùng sản xuất hàng hóa gắn với sản phẩm OCCOP "Mỗi làng xã một sản phẩm". Công tác chăn nuôi, thủy sản tiếp tục phát triển phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương; công tác thủy lợi, được đầu tư đáp ứng nhu cầu sản xuất của bà con...

           Mạng lưới thương mại, dịch vụ phát triển khá nhanh cả về số lượng và quy mô và đa dạng các loại hình nổi bật là áp dụng thương mại theo hướng chuyển đổi số hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận thương mại điện tử, giới thiệu sản phẩm, mua sắm trực tuyến... Toàn huyện có 72 công ty, doanh nghiệp, 53 HTX đang hoạt động và 821 hộ kinh doanh cá thể. Công tác phòng chống thiên tai -Tìm kiếm cứu nạn luôn được huyện quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện. Công tác trồng rừng, được đẩy mạnh thực hiện, từ năm 2019 đến nay trên địa bàn huyện Chợ Đồn đã trồng được 5 nghìn 218,706 ha, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thường xuyên được thực hiện theo quy định....

Công tác thu ngân sách hàng năm cơ bản tăng, công tác tín dụng ngân hàng hoạt động có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Công tác quy hoạch, kế hoạch đất được quản lý thống nhất, được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Quan tâm chỉ đạo các cấp, địa phương thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị, nông thôn gắn với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đảm bảo môi trường vệ sinh trong cộng đồng dân cư.  Hiện nay trên địa bàn huyện có 18 mỏ đang hoạt động và 11 nhà máy, xưởng đang hoạt động hoặc trong thời gian xây dựng và vận hành thử nghiệm.  Hệ thống trường, lớp trang thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư. Đội ngũ cán bộ thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn. Chất lượng giáo dục ngày càng được cải thiện. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 100%, tốt nghiệp THCS đạt 100%; tốt nghiệp THPT đạt 95%. Phổ cập mầm non 5 tuổi, phổ cập tiểu học mức độ 3 và THCS đạt 20/20 xã, thị trấn, 23/47 đơn vị trường học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 trở lên. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được triển khai thực hiện có hiệu quả: Hoạt động Dân số - Kế hoạch hóa gia đình được triển khai, thực hiện đạt kết quả trong thời gian qua.  Luôn quan tâm đẩy mạnh các hoạt động phong trào Văn hóa, văn nghệ quần chúng, truyền thanh, truyền hình không ngừng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân. Các mô hình Câu lạc bộ Văn hóa, văn nghệ được các địa phương thành lập và hoạt động hiệu quả. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”  được đẩy mạnh về tuyên truyền và tổ chức thực hiện các nội dung, tiêu trí của phong trào.  Kết quả bình xét các danh hiệu đạt chuẩn văn hóa hàng năm được tăng lên...

 

 

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”  được đẩy mạnh về tuyên truyền và tổ chức thực hiện các nội dung, tiêu trí của phong trào.

Công tác lao động việc làm, thực hiện chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện, công tác Bảo trợ xã hội luôn được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng... Tỷ lệ hộ nghèo so với tổng số hộ dân cư cuối năm 2023 là  1.724 hộ chiếm 13,04%, hộ cận nghèo 860 hộ chiếm 6,5% trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số 1.156 hộ chiếm 12,5%. Công tác Quân sự - Quốc phòng thường xuyên được củng cố, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng ngừa tội phạm và các tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện ổn định, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ, hình thành điểm nóng

       Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh được quan tâm. Huyện thường xuyên duy trì trực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, tạo điều kiện thuận tiện nhất cho công dân đến thực hiện các nội dung liên quan đến thủ tục hành chính.  Công tác đánh giá chất lượng đội ngũ đảng viên và cán bộ chủ chốt hàng năm đều được các tổ chức cơ sở đảng thực hiện. Kết quả thực hiện các Chương trình, chính sách, dự án đối với vùng đồng bào dân tộc và miền núi, đã đầu tư, duy tu bảo dưỡng xây dựng 81 công trình về cơ sở hạ tầng với tổng giá trị thực hiện trên 15 tỷ đồng, gồm các công trình về giao thông thủy lợi, Nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng... Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016(giai đoạn 2019-2020)... với tổng kinh phí gần 80 tỷ đồng.

Toàn huyện có 227 người uy tín, các chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai đồng bộ, rộng khắp đến cơ sở thực hiện đầy đủ, kịp thời . Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được cấp thẻ BHYT là 47.846 người, chiếm gần 97% số người tham gia BHYT, được quỹ BHYT chi trả đầy đủ chi phí khám, chữa bệnh BHYT theo quy định…Đến nay, 100% xã, thị trấn đã có đường nhựa và đường bê tông đến trung tâm xã, hơn 96% thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện có đường giao thông từ trung tâm xã, thị trấn đến trung tâm thôn bản được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện;, thông suốt. Tỷ lệ hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện đạt trên 98,5%. Hiện nay, huyện Chợ Đồn có 15 chợ thương mại, tạo điều kiện trao đổi, buôn bán hàng hóa của người dân. Quan tâm đầu tư, hỗ trợ hộ nghèo trong việc xóa nhà tạm dột nát, đã bố trí vốn để hỗ trợ 157 hộ dân xây dựng 157 căn nhà theo phong tục tập quán của địa phương.

Quan tâm đẩy mạnh các hoạt động phong trào Văn hóa, văn nghệ tại địa phương.

Thực hiện các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, với tổng số tiền là gần 31 tỷ đồng, qua đó đã góp phần giảm số hộ nghèo xuống 2,06% so với đầu kỳ, giảm tỷ lệ hộ cận nghèo xuống 3,22%, … Thực hiện 10 dự án thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 là trên 74 tỷ đồng …Về kết quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, đến nay, bình quân số tiêu chí nông thôn mới toàn huyện đạt 15,2 tiêu chí, huyện có 10/19 xã đã  đạt chuẩn nông thôn mới, 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Có 11/203 thôn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 5,42%.Số vốn được huy động xây dựng NTM là trên 218 tỷ đồng .

       Việc xây dựng hệ thống chính trị vùng dân tộc thiểu số được quan tâm củng cố. Toàn huyện có 47 tổ chức cơ sở đảng, với 328 chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở. Hiện nay, toàn đảng bộ huyện có 4.810 đảng viên. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia Ban chấp hành Đảng bộ huyện chiếm 83,3%; Đại biểu HĐND huyện chiếm 90,3 %, cán bộ chủ chốt cấp huyện 03/03 người; cấp xã, Ban chấp hành đảng bộ xã, thị trấn chiếm 94,6%, đại biểu HĐND cấp xã chiếm 94,1%, cán bộ chủ chốt cấp xã chiếm 91,3%.  Công tác đánh giá chất lượng đội ngũ đảng viên và cán bộ chủ chốt hàng năm đều được các tổ chức cơ sở đảng thực hiện đánh giá. Việc thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ cán bộ là người dân tộc thiểu số được quan tâm, chú trọng...

Luôn giữ vững quốc phòng - an ninh vùng đồng bào DTTS.

Mục tiêu thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2024-2029

        Phát huy những kết quả đã đạt được trong thời gian qua,  với Chủ đề: "Nhân dân các tộc huyện Chợ Đồn đoàn kết - đổi mới, sáng tạo- phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững". Huyện Chợ Đồn phấn đấu đến năm 2029 giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 10 %;  duy trì sản lượng lương thực có hạt đạt 29 nghìn tấn; Bình quân lương thực liên tục duy trì đạt hơn 550 kg/người/năm.  Phấn đấu thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số đạt trên 47 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm từ 2% trở lên; phấn đấu 08/08 xã đặc biệt khó khăn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn; 20/75 thôn đặc biệt khó khăn (chiếm 26,7%) ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt cấp 6 trở lên; 80% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa.  100% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh”.  Số trường, lớp học và 100% trạm y tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được xây dựng kiên cố. 100% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa; Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường, học sinh đầu cấp lớp 1, lớp 6 đạt 100%;  lớp 10 đạt 80%; tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở đạt trên 99 &, phổ thông đạt trên 90%,…  Trên 96% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế…Phấn đấu 30% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số và đặc thù vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện... Giữ vững an ninh, quốc phòng ở vùng dân tộc và miền núi, phát huy nội lực, ý chí tự lực tự cường, nỗ lực vươn lên thoát nghèo, góp phần xây dựng huyện Chợ Đồn ngày càng giàu đẹp, hướng đến huyện đạt huyện Nông thôn mới trong thời gian gần nhất ./.

Tác giả: Hoàng Lan


Tin liên quan

Tin nổi bật Tin nổi bật