A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giám sát việc quản lý, sử dụng các công trình nước sinh hoạt, công trình thủy lợi tại huyện Chợ Đồn

Ngày 29/9, Tổ giám sát HĐND tỉnh do đồng chí Trịnh Tiến Dũng, Trưởng Ban Kinh tế, Ngân Sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã đi giám sát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng các công trình nước sinh hoạt, công trình thủy lợi tại huyện Chợ Đồn.

 

 Đoàn giám sát làm việc tại xã Phương Viên.

Tổ giám sát đã đi kiểm tra thực tế tại xã Phương Viên, Nghĩa Tá và làm việc tại UBND huyện Chợ Đồn, yêu cầu địa phương làm rõ một số vấn đề như:  Cách thức vận hành, quản lý các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt; công tác duy tu, sửa chữa hằng năm; công tác phối hợp, hình thức bàn giao giữa chủ đầu tư, đơn vị sử dụng; nguyên nhân một số công trình nước không hoạt động; việc lấy ý kiến của người dân trước khi đầu tư; thủ tục về đất đai; công tác bồi dưỡng, tập huấn…

 Đoàn giám sát làm việc tại xã Nghĩa Tá.

Qua báo cáo, huyện Chợ Đồn hiện có 958 công trình thủy lợi, trong đó 896 công trình địa phương quản lý, 62 công trình do Trạm Quản lý Thủy nông quản lý, tưới tiêu 2 vụ cho 2.400ha. Toàn huyện có 169 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, trong đó 159 công trình đang hoạt động, 10 công trình ngừng hoạt động. Theo đánh giá, các công trình thủy lợi đã được phân cấp quản lý, đáp ứng cơ bản nhu cầu tưới tiêu trên địa bàn tuy nhiên qua thực hiện vẫn còn một số khó khăn, bất cập đó là chưa xây dựng định được mức kỹ thuật đối với công trình thủy lợi; việc quản lý, tài chính của các Tổ chức thủy lợi cơ sở còn rất yếu kém; các văn bản quy định quá phức tạp không phù hợp với trình độ các Tổ chức thủy lợi cơ sở ở địa phương. Quy mô các công trình nhỏ, lẻ, phân tán, xây dựng trên địa hình phức tạp, khó khăn khi sửa chữa; một số công trình nước sinh hoạt không có hồ sơ do xây dựng đã lâu dẫn đến thất lạc hồ sơ; các tổ dùng nước do xã thành lập hoạt động thu không đủ chi, nhiều công trình hư hỏng không có khả năng sửa chữa…

 Đoàn công tác làm việc tại UBND huyện Chợ Đồn.

Tại buổi giám sát, địa phương đề xuất: Đưa các chế tài quản lý, khai thác, xử phạt về công tác bảo vệ công trình vào hương ước thôn, bản; xây dựng định mức giao khoán việc quản lý, khai thác các công trình thủy lợi và cấp nước sinh hoạt có kỹ thuật không phức tạp để khoán trực tiếp cho người dân; cần quy định rõ việc phân cấp thẩm quyền quyết định trong quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi áp dụng trên địa bàn tỉnh; đề nghị cấp thẩm quyền sớm triển khai phầm mềm quản lý tài sản chung đồng bộ từ trung ương đến địa phương để thuận lợi cho công tác báo cáo, tổng hợp tài sản Nhà nước hằng năm;  đề nghị giao quyền chủ đầu tư, quản lý, khác thác cho các xã đủ năng lực thực hiện...Tất cả các ý kiến đều được Tổ giám sát tiếp thu, ghi nhận, các nội dung này là cơ sở căn cứ quan trọng để thời gian tới tham mưu xây dựng các chính sách phù hợp với thực tế, đưa công tác vận hành, quản lý, khai thác các công trình hạ tầng dân sinh đạt hiệu quả. 

Tác giả: Hương Liễu

 

 

 

 


Tin liên quan

Tin nổi bật Tin nổi bật