A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kiểm tra “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” tại Chợ Đồn

Sáng 10/5, Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm  tỉnh Bắc Kạn do đồng chí Ma Nhật Hoài- Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra kết quả “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm tại huyện Chợ Đồn”.  Dự buổi làm việc lãnh đạo huyện Chợ Đồn có đồng chí Ma Doãn Kháng, Ủy viên BTV Huyện ủy – Phó Chủ tịch UBND huyện, các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn huyện Chợ Đồn.

 Toàn cảnh buổi làm việc.
Theo báo cáo của huyện Chợ Đồn, hiện nay huyện có 919 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc các lĩnh vực nông nghệp, dịch vụ ăn uống, trong “Tháng hành động vì an toàn toàn thực phẩm” (từ 15/4-15/5), trên địa bàn chưa ghi nhận vụ ngộ độc nào, tuy nhiên trong 4 tháng đầu năm huyện đã ghi nhận 01 vụ ngộ độc tập thể do ăn rau rừng (lá ngón), trong đó có 01 trường hợp tử vong, vụ việc đã được điều tra và báo cáo kịp thời. Nhìn chung công tác quản lý Nhà nước an toàn thực phẩm đã được phân cấp rõ ràng, các cơ quan chuyên môn tích cực chủ động tham mưu, điều phối trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm, đề xuất, xử lý giải quyết các sự cố và những vấn đề phát sinh liên quan kịp thời. 4 tháng đầu năm mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên công tác quản lý an toàn thực phẩm không bị giãn đoạn, huyện đã kiểm tra được 122 cơ sở sản xuất kinh doanh ăn uống, dịch vụ, kết quả có 108 cơ sở đạt an toàn thực phẩm, 14 cơ sở bị nhắc nhở.
Một số khó khăn trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022” đã được huyện chỉ ra đó là huyện chưa tổ chức được các cuộc tọa đàm, mít tinh. Một số cán bộ thực hiện nhiệm vụ trong tháng hành động mắc Covid-19 phải điều trị cách ly y tế theo quy định, do đó việc tổ chức kiểm tra chưa đảm bảo theo nội dung, kế hoạch. Các cơ sở tại địa phương có quy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu thị trường tại chỗ, khó khăn trong công tác xử lý vi phạm. Cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm cấp huyện, xã, thị trấn chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo chuyên môn nên gây ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ tham mưu.
Tại buổi làm việc, huyện Chợ Đồn đề nghị với đoàn kiểm tra một số vấn đề như: Đề nghị Sở y tế ( cơ quan thường trực Ban chỉ đạo) tiếp tục đề nghị cấp có thẩm quyển mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác quản lý ATTP cấp huyện, cấp xã nhất là lĩnh vực thanh tra, kiểm tra. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, lấy mẫu, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm, thủy sản để kịp thời phát hiện các nguy cơ mất an toàn thực phẩm và sớm cảnh báo cho người tiêu dùng biết.
Kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Ma Nhật Hoài – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh đã ghi nhận những kết quả mà Ban Chỉ đạo liên ngành về  an toàn thực phẩm huyện đã đạt được, đồng thời đề nghị Ban Chỉ đạo liên ngành huyện thời gian tới tăng cường các hoạt động kiểm tra, tuyên truyền, hướng dẫn  các cơ sở chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về an toàn thực phẩm; tìm cách tháo gỡ khó khăn, giúp đỡ để các cơ sở hoạt động ngày càng tốt hơn, đi vào nề nếp. Tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá hoạt động của ban chỉ đạo, khen thưởng kịp thời các cá nhân, tổ chức làm tốt công tác an toàn thực phẩm.

Đoàn kiểm tra tại cơ sở sản xuất chân giò hầm Hồng Quân.
Trước đó, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh đã đi kiểm tra 2 cơ sở kinh doanh hàng ăn uống tại thị trấn Bằng Lũng đó là cơ sở sản xuất chân giò hầm Hồng Quân và cơ sở sản xuất bánh ngọt Lan Anh.
Tác giả: Nông Đuổng

 

 

 

 

 

 


Tin liên quan

Tin nổi bật Tin nổi bật