A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tích cực tuyên truyền phòng chống bệnh dại mùa cao điểm

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật (chó, mèo) mắc bệnh. Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% (đối với cả người và động vật).

Để góp phần nâng cao trách nhiệm của người nuôi chó, mèo với cộng đồng và "cộng đồng chung tay phòng chống bệnh dại", cảnh báo kịp thời tình hình diễn biến của bệnh dại trong mùa nắng nóng cũng là mùa thuận lợi cho bệnh dại phát sinh, người dân cần thực hiện tốt các nội dung:

 Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, các cơ quan, đơn vị, trường học về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh dại; biện pháp phòng, chống bệnh dại hiệu quả và các quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh dại. Tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm, nhận thức của người nuôi chó với cộng đồng và "cộng đồng chung tay phòng, chống bệnh dại".

Tiêu hủy toàn bộ động vật bị chết do mắc bệnh Dại hoặc nghi mắc bệnh Dại.

Trong thời gian có dịch, tuyệt đối không giết mổ, buôn bán vận chuyển động vật, sản phẩm động vật mẫn cảm với bệnh Dại ra, vào vùng dịch.

Trong thời gian có dịch, tạm dừng các hoạt động mua bán, vận chuyển gia súc cảm nhiễm với bệnh dại và sản phẩm gia súc ra, vào vùng dịch.

 Rà soát tổng đàn chó, mèo trong vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp để triển khai tiêm phòng khẩn cấp bao vây ổ dịch.

Tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng: Đối với nơi có dịch theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

 Chủ động và tăng cường công tác phòng dịch, giám sát chặt chẽ dịch bệnh để xử lý kịp thời nếu dịch xảy ra.

 Khi bị chó, mèo cắn hoặc liếm cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại. Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70%, cồn iod (nếu có). Hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương. Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời.

Triển khai, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn, Chính quyền địa phương về việc tiêm phòng cho đàn vật nuôi.

Khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia giám sát, phát hiện và thông báo cho chính quyền cơ cở, cơ quan thú y và y tế về các trường hợp chó, mèo, động vật nghi mắc bệnh dại để kịp thời xử lý. Vận động, hướng dẫn người vị chó cắn, mèo cào… đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn xử lý vết thương, điều trị dự phòng kịp thời.

Tác giả: Hà Tuyết, Phòng VH&TT


Tin liên quan