A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

UBND huyện chỉ đạo tăng cường thực hiện công tác phòng chống đói, rét cho vật nuôi

Thời điểm hiện tại huyện Chợ Đồn có hơn 8.000 con gia súc, đang là thời gian rét hại diện rộng, dự báo còn kéo dài đến ngày 27-28/01/2024, nhiệt độ thấp nhất từ 6-13oC, nguy cơ gây ảnh hưởng đến đàn vật nuôi. Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi, ngày 25/01/2024, Ủy ban nhân dân huyện ban hành công văn số 224/UBND-NN&PTNT về việc tăng cường thực hiện công tác phòng chống đói, rét cho vật nuôi.

Chăm sóc, quản lý là công việc chủ động, thường xuyên của các hộ chăn nuôi đàn gia súc.

Cụ thể: Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu, các cơ quan, đơn vị chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chủ động phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi vụ Đông xuân năm 2023-2024 theo kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 03/11/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Chợ Đồn về việc thực hiện phòng chống đói rét cho đàn vât nuôi; Công văn số 3143/UBND-NN&PTNT ngày 20/11/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Chợ Đồn về việc thực hiện phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi; Công văn số 3521/UBND-NN&PTNT ngày 29/12/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Chợ Đồn về việc chủ động thực hiện phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài; Phòng Nông nghiệp và PTNT: Chủ trì, phối hợp với đơn vị chuyên môn tham mưu cho Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh, phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi, động vật thủy sản huyện Chợ Đồn thực hiện kiểm tra tại các xã, thị trấn về công tác chỉ đạo, đôn đốc hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn vật nuôi; Trung tâm dịch vụ nông nghiệp: Phân công viên chức phụ trách địa bàn phối hợp với UBND các xã, thị trấn, công chức phụ trách nông lâm, thú y viên cơ sở tăng cường hướng dẫn, thực hiện các biện pháp chuyên môn, kỹ thuật về phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi tại các xã, thị trấn.

 Người dân thôn Khuổi Đăm, xã Quảng Bạch thực hiện các biện pháp chống rét cho gia súc theo khuyến cáo của ngành chuyên môn.

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn: Cập nhật diễn biến những đợt rét đậm, rét hại có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi để người chăn nuôi biết, không chủ quan và bị động trong việc phòng chống đói, rét cho vật nuôi; Rà thống kê nắm rõ tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có của từng hộ, từng thôn, tổ trên địa bàn; nắm tình hình thực hiện che chắn chuồng trại phòng chống rét và công tác dự trữ, tăng cường thức ăn cho đàn gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại. Trước những diễn biết bất thường của thời tiết, chủ động cử các bộ phụ trách thôn đến chỉ đạo trực tiếp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống đói, rét vật nuôi các thôn, tổ; Tập trung chỉ đạo các biện pháp để phòng, chống đói rét cho vật nuôi, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan và bị động trong việc phòng, chống rét cho vật nuôi trên địa bàn quản lý; Phối hợp với Cấp ủy phân công các tổ chức hội, đoàn thể, công chức phụ trách các thôn, tổ, người đứng đầu thôn, bản phối hợp với các đoàn thể chính trị xã hội tại cơ sở hướng dẫn đến từng hộ gia đình áp dụng các biện pháp, phòng chống đói rét cho vật nuôi; Vận động hộ chăn nuôi gia súc phải đưa gia súc về chuồng, nuôi nhốt có kiểm soát; không  để trâu, bò làm việc, chăn thả tự do khi xảy ra rét hại; Tận dụng rơm rạ và các loại thức ăn khác đảm bảo bình quân 5-7kg/con/ngày trong những ngày giá rét; tuyệt đối ko để xảy ra tình trạng gia súc bị chết do thả giông, không quản lý; Kịp thời nắm tình hình, xác minh thông tin gia súc chết trong các đợt rét, tổng hợp báo cáo nhanh về cơ quan, đơn vị chuyên môn của huyện theo quy định./.

Tác giả: Hà Thị Thanh Nga, Phòng Nông nghiệp và PTNT

 


Tin liên quan