A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chợ Đồn chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất

Thực hiện Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông và lũ quét, trong đó có nêu: Từ đầu tháng 7 năm 2023 đến nay, sạt lở đất, lũ quét, sạt lở bờ sông, bờ biển tiếp tục gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, nhà cửa, tài sản của Nhân dân, nhiều tuyến giao thông, cơ sở hạ tầng bị hư hại, gây tâm lý bất an trong Nhân dân, nhất là ở một số miền núi phía Bắc; Công Điện số 02/CĐ-UBND  ngày 09/8/2023 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, sạt lở bờ sông và lũ quét.

Điểm có nguy cơ cao xảy ra sạt lở tại thôn Bản Bằng , xã Nghĩa Tá
 

Điểm có nguy cơ cao xảy ra sạt lở tại thôn Bản Bằng, xã Nghĩa Tá.

Để đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn, thành viên BCH tiếp tục tăng cường triển khai thực hiện nhiệm vụ tại Công văn số 4143/UBND-NNTNMT ngày 03/7/2023 về việc thực hiện Công điện số 591/CĐ-TTg ngày 29/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 4250/UBND-NNTNMT ngày 05/7/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Công điện số 607/CĐ-TTg ngày 01/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về chủ động phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân trước và trong mùa mưa lũ; nắm chắc tình hình, chủ động triển khai các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương để kiểm soát, giảm thiệt hại do sạt lở đất, lũ quét, sạt lở bờ sông …

      Trên địa bàn huyện Chợ Đồn trong những ngày qua,  mưa lũ đã làm thiệt hại nhà cửa của nhân dân, sạt lở nhiều tuyến đường giao thông, ảnh hưởng diện tích lúa, hoa màu của nhân dân,... Để đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn huyện và để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn và nguy cơ xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn huyện, Ban Chỉ huy PTDS; PCTT&TKCN; PCCC&CNCH huyện Chợ Đồn đã có công văn số 2042,  ngày 09/8/2023, V/v chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; Công văn số  2069,Ngày 10/8/2023, của UBND huyện V/v thực hiện Công Điện số 02/CĐ-UBND ngày 09/8/2023 Các địa phương trên địa bàn huyện Chợ Đồn tập trung triển khai  thực hiện  những nội dung:  Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các thôn, tổ, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại. Xây dựng phương án sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất. Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn. Thông báo cho các chủ đầu tư có công trình đang xây dựng ven sông, suối; các chủ doanh nghiệp khai thác khoáng sản biết thông tin về mưa, lũ để chủ động có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình.

Đối với các công ty doanh nghiệp có hồ chứa đóng trên địa bàn huyện như Công ty Ngọc Linh,  phối hợp với UBND xã Ngọc Phái kiểm tra Đập chứa có phương án xả lũ cụ thể đảm bảo an toàn cho hạ du. Đồng thời có trách nhiệm chi trả, hỗ trợ cho người dân khi bị thiệt hại do đơn vị trực tiếp làm ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của nhân dân. UBND xã Nghĩa Tá và đơn vị trực tiếp phụ trách mục tiêu 314 tiến hành kiểm tra tại công trình Đập thủy điện 314 có phương án xả lũ cụ thể đảm bảo an toàn cho hạ du. Chủ động chuẩn bị sẵn vật tư, phương tiện và nhân lực tại đầu mối công trình để kịp thời xử lý khi xảy ra sự cố.

Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên tổng hợp báo cáo về tình hình diễn biến thiên tai, thiệt hại về Phòng Nông nghiệp và PTNT (cơ quan thường trực PCTT-TKCN) huyện để tổng hợp, báo cáo theo quy định. Yêu cầu UBND các xã, thị trấn cập nhật thiệt hại do thiên tai xảy ra (nếu có) trên hệ thống Thông tin và cảnh báo thời tiết tỉnh Bắc Kạn theo địa chỉ https://kttvbackan.gov.vn đảm bảo theo quy định.

     Theo báo cáo tổng hợp của cơ quan chức năng, toàn huyện có 70 điểm và 245 hộ nằm trong vùng có nguy cơ thiên tai, trong đó, có 49 điểm và 207 hộ nằm trong  vùng có nguy cơ sạt lở đất đá; 18 điểm và 35 hộ nằm trong vùng có nguy cơ lũ ống, lũ quyét; 03 điểm và 03 hộ nằm trong vùng có nguy cơ ngập úng. Đặc biệt có 03 hộ nằm trong vùng  nguy hiểm có nguy cơ rất cao xảy ra thiên tai, 98 hộ có nguy cơ cao xảy ra thiên tai và 144 hộ nằm trong vùng trung bình nguy cơ xảy ra thiên tai.

       Chợ Đồn 11 xã và Thị trấn có điểm nằm trong vùng có nguy cơ thiên tai gồm xã Yên Mỹ, Yên Phong, Đại Sảo, Yên Thịnh, Nghĩa Tá, Tân lập, Xuân Lạc, Ngọc Phái, Bằng Phúc, Nam Cường và Thị trấn Bằng Lũng . Trong đó xã Yên Mỹ gồm có thôn Ủm Đon, Bản Vọng và Nà Giỏ. Xã Yên Phong gồm thôn Bản Tắm, Đon Mạ, Nà Tấc, Pác Toong, Pác là, Khau Toọc, Nà Chợ, Khuôn Toong và Pác Cộp. Xã Đại Sảo gồm thôn Bản Sáo và Thôn Trung Tâm. xã Yên Thịnh gồm thôn Bản Đồn, Nà Dài, Bó Pết, Pác Cuồng, Phố Cậu và Bản Loàn. Xã Nghĩa Tá gồm thôn Nà Cà, Nà Kiến, Kéo Tôm, Nà  Đeng, Nà Tông, Nà Đẩy, Nà Khằn, Bản Lạp và Bản Bẳng. Xã Tân Lập có thôn Nà Chắc, Phiêng Đén, Nà Lịn, Phai Điểng, Nà Ngần, Nà Lược và Nà Sắm. Xã Xuân lạc gồm thôn Nà Dạ, Bản Eng, Bản Tưn, Bản Ó, Bản Puổng, Khuổi Sáp, Tà Han, Nà Bản và Cốc SLông. Xã Ngọc Phái gồm thôn Nà Tùm, Bản Diếu và Bản Ỏm. Xã Bằng Phúc có thôn Bản Chang, Nà Pài và Nà Hồng. xã Nam Cường có thôn Bản Chảy và Nà Liền. Thị trấn Bằng Lũng  gồm tổ 11A và Thôn Bản Tàn. Các xã Yên Mỹ, Yên Phong, Đại Sảo, Yên Thịnh, Nghĩa Tá, Tân Lập, Xuân Lạc, Ngọc Phái, Bằng Phúc, TT Bằng Lũng xây dựng phương án sơ tán dân gửi về cơ quan thường trực Phòng Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp xây dựng phương án chung của huyện.

        UBND các xã, Thị trấn, trước mắt khẩn trương thực hiện ngay một số giải pháp cấp bách để bảo đảm an toàn cho nhân dân tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét: Đối với các khu vực đã phát hiện có nguy cơ sạt lở, lũ quét phải kiên quyết di dời người và tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc có phương án chủ động bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân, không để xảy ra tình huống bị động, bất ngờ. Tổ chức hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm, chỗ ở theo quy định để ổn định đời sống cho các hộ bị mất nhà do sạt lở, lũ quét hoặc phải di dời để phòng, tránh sạt lở, lũ quét, không để người dân thiếu đói, không có chỗ ở. Tiếp tục tổ chức rà soát kỹ, phát hiện kịp thời các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét, nhất là các khu vực có dân cư, trường học, công sở, doanh trại, nhà máy,… Chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân nhận biết về dấu hiệu, nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét để huy động sức mạnh của nhân dân trong việc phát hiện, thông báo các khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét; hướng dẫn kỹ năng để người dân chủ động ứng phó khi có sự cố, hạn chế thiệt hại, đặc biệt cần chú ý có hình thức tuyên truyền, hướng dẫn phù hợp, kịp thời đối với người dân ở thôn, bản vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số.

Về lâu dài:  Kiểm soát chặt chẽ công tác quy hoạch xây dựng và hoạt động xây dựng, nhất là việc xây dựng nhà cửa, công trình ở khu vực địa hình sườn dốc, ven sông, suối, vùng có nguy cơ xảy ra tai biến địa chất. Nghiêm cấm và xử lý nghiêm việc chặt phá rừng, nhất là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; hoạt động xây dựng(nhất là hoạt động xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ, đặc dụng).  Tổ chức rà soát, chỉ đạo đề xuất xây dựng dự án, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để báo cáo thẩm quyền bố trí và huy động nguồn lực để thực hiện các dự án mang tính căn cơ, bài bản, bền vững nhằm phòng, chống sạt lở, chủ động di dời dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm do thiên tai, nhất là khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét.  Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyệnvà pháp luật nếu thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo dẫn tới thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng và tài sản của Nhân dân.

 Phòng Nông nghiệp và PTNT (cơ quan thường trực Ban Chỉ huy):Theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; kịp thời báo cáo, tham mưu, đề xuất xử lý các tình huống khẩn cấp (nếu có). Phòng Tài nguyên và Môi trường: Tổ chức rà soát, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm, triệt để các trường hợp vi phạm các quy định về quản lý sử dụng đất; nghiêm cấm và xử lý nghiêm việc khai thác, tập kết khoáng sản trái phép theo đúng quy định của pháp luật để giảm nguy cơ rủi ro thiên tai, hạn chế xảy ra sạt lở, lũ quét, ngập úng. Ban Chỉ huy quân sự huyện, Công an huyện: Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo dõi chặt chẽ tình hình sự cố, thiên tai, sạt lở; chủ động chỉ đạo, điều phối, hỗ trợ các địa phương triển khai công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn kịp thời, hiệu quả khi có tình huống theo đề nghị của địa phương. Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện, Điện lực Chợ Đồn:Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chủ động chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn đối với lực lượng và công trình thuộc lĩnh vực quản lý của ngành, nhất là hồ đập thủy điện, hệ thống cung cấp, truyền tải điện.

Trạm quản lý thuỷ nông huyện và UBND các xã, thị trấn, tổ chức thuỷ lợi cơ sở: Chủ động kiểm tra, rà soát, có biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa thủy lợi, thực hiện vận hành các hồ chứa theo đúng quy trình, đảm bảo tuyệt đối an toàn; cảnh báo sớm người dân vùng hạ du khi có nguy cơ xảy ra sự cố; đặc biệt đối với các hồ thủy lợi xung yếu, yêu cầu bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống. Khoanh vùng, xác định cụ thể diện tích có thể bị ngập úng để có phương án phù hợp bảo vệ diện tích lúa mới gieo cấy và diện tích mạ. Thực hiện một số nội dung khác theo Công điện số 885/CĐ-TCTL-ATĐ ngày 16/7/2023 của Cục Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và PTNT. Các cơ quan, ban, ngành huyện: Chủ động nắm tình hình, chỉ đạo, triển khai xử lý, khắc phục tình trạng sạt lở theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao; kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền chỉ đạo xử lý đối với những vấn đề vượt thẩm quyền. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ trong ngày có mưa, lũ; thường xuyên tổng hợp báo cáo tình hình diễn biến thiên tai, thiệt hại về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy về Phòng, chống thiên tai huyện để tổng hợp, báo cáo theo quy định./.

 

Tác giả: Hoàng Lan


Tin liên quan