A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chợ Đồn: Nâng cao thương hiệu và giá trị sản phẩm OCOP

Với phương châm sản phẩm OCOP phải đảm bảo cả “chất” và “ lượng, thời gian qua, các doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất của huyện Chợ Đồn đã không ngừng đầu tư phát triển các sản phẩm tiêu biểu để khẳng định giá trị trên thị trường, mang lại kinh tế cao hơn.

         Hiện nay, huyện Chợ Đồn 31 sản phẩm OCOP gồm 03 sản phẩm 4 sao; 28 sản phẩm 03 sao (trong đó có 01 sản phẩm mới xếp hạng 3 sao năm 2023).

Nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, thời gian qua, các Doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất đã chủ động cải tiến bao bì, mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm, ứng dụng KHKT vào sản xuất, đẩy mạnh xúc tiến thương mại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Sản phẩm Trà Shan tuyết Ngọc Thắng.

Điển hình như sản phẩm trà Shan tuyết của công ty TNHH phát triển Nông nghiệp và Chế biến dược liệu Ngọc Thắng, xã Phương Viên. Với mục tiêu hướng đến sản phẩm chất lượng, sạch, an toàn, do vậy thời gian qua một số tiêu chí mà Công ty đưa ra đó là vùng nguyên liệu chè phải đạt từ 10 năm tuổi trở lên, áp dụng đầy đủ quy trình kỹ thuật từ thu hái, chăm sóc. Song song với đó là Công ty luôn trú trọng đầu tư mẫu mã, cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm. Hiện nay sản phẩm chè Shan tuyết luôn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong và ngoài tỉnh.

Anh Vũ Trí Phương - Giám đốc Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp và Chế biến dược liệu Ngọc Thắng cho biết: Để nâng cao chất lượng sản phẩm, chúng tôi đã phối hợp với bà con nhân dân xã Bằng Phúc chọn ra sản phẩm chè chất lượng tốt nhất để đưa vào sản xuất theo quy trình của công ty. Hiện nay Trà Shan tuyết Ngọc Thắng đã đạt chứng nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh, là sản phẩm trà duy nhất của tỉnh Bắc Kạn là sản phẩm OCOP 4 sao.

HTX An Bình, xã Ngọc Phái giới thiệu sản phẩm Rượu trà hoa vàng với khách hàng.

Nhờ sự năng động, dám nghĩ, dám làm của chị Triệu Thị Thủy, Giám đốc HTX An Bình, xã Ngọc Phái mà trên địa bàn huyện Chợ Đồn có các sản phẩm được chế biến từ các loại cây dược liệu như chè hoa vàng, chè giảo cổ lam, chè nụ vối, rượu trà hoa vàng. Hiện nay ngoài sản phẩm Kẹo lạc đạt OCOP 3 sao, HTX đang phấn đấu đưa 02 sản phẩm là Trà hoa vàng Chợ Đồn và Trà túi lọc trà hoa vàng Chợ Đồn đạt sản phẩm OCOP 3 sao trong thời gian tới.

Chị Triệu Thị Thuỷ tâm sự: Hiện nay khách hàng không chỉ quan tâm đến nguyên liệu sản phẩm mà còn quan tâm đến đến mẫu mã, bao bì sản phẩm,... Với các sản phẩm của HTX luôn chú trọng đến yếu tố vừa chất và lượng ví dụ như sản phẩm rượu trà hoa vàng, là sự kết hợp hài hòa giữa trà hoa vàng với rượu gạo men lá, không chỉ mang đến cho người tiêu dùng khỏe mạnh nhờ các hoạt chất trong trà mà nhờ sự đẹp mắt, được đóng trong chai thuỷ tinh có thể trở thành món quà biếu người thân, bạn bè, nhất là dịp Tết. 

Sản phẩm Trà hoa vàng của HTX An Bình, xã Ngọc Phái.

 Ngoài ra, trên địa bàn huyện Chợ Đồn còn có nhiều sản phẩm OCOP mang đặc trưng của vùng đất ATK như: sản phấm Khẩu Nua Pái, xã Lương Bằng; Chân giò hầm Hồng Quân, Sản phẩm tinh bột nghệ Thơm Phúc (thị trấn Bằng Lũng); Trà hoa vàng của HTX Nông lâm, Hợp tác xã Hòa Thịnh, xã Nghĩa Tá; Giò lụa Thanh Hiền (xã Lương Bằng); Phở khô, Măng khô của HTX Hồng Luân, xã Tân Lập; Rượu men lá của HTX rượu men lá Thanh Tâm; Rượu men lá Bằng Phúc, ở xã Bằng Phúc…. Mỗi sản phẩm chứa đựng trong đó sự tâm huyết, kỳ vọng của những người sản xuất, đặt niềm tin về sự phát triển bền vững mà sản phẩm họ đã và đang gây dựng.

Sản phẩm Tinh bột nghệ Thơm Phúc, thị trấn Bằng Lũng.

Có thể nói ngoài việc nghiên cứu để đưa nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu người tiêu dùng thì các HTX, danh nghiệp, cơ sở sản xuất của Chợ Đồn luôn không ngừng đổi mới công nghệ, trang thiết bị, thực hiện nghiêm ngặt quy trình sản xuất; đầu tư bao bì cho sản phẩm đẹp mắt để đưa ra những sản phẩm có chất lượng ra thị trường.  

Đồng hành cùng với các doanh nghiệp, HTX, thời gian qua các cấp, ngành, địa phương của huyện Chợ Đồn đã có nhiều chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm tham gia Chương trình OCOP bằng những giải pháp cụ thể như: Định hướng tư vấn nâng cấp, hoàn thiện các sản phẩm theo hướng chuẩn hóa chất lượng; hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá tiếp thị sản phẩm bằng nhiều hình thức như: tham gia xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP,.. trong và ngoài tỉnh. Tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

 

Tác giả: Nông Đuổng


Tin liên quan