A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chợ Đồn phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững

  Khu chăn nuôi lợn của gia trại bà Hà Thị Huấn,

thôn Bản Cáu, xã Đồng Thắng (nguồn ảnh: Thanh Hương)

Có thể thấy từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, tự cung, tự cấp đến nay bà con đã tích cực chăn nuôi theo hình thức chuyên biệt, sản xuất hàng hóa dưới hình thức chăn nuôi trang trại theo hướng thâm canh bán công nghiệp và công nghiệp gắn với an toàn dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường, đặc biệt là trong chăn nuôi lợn. Sự chuyển biến tích cực đó một phần nhờ vào việc huyện đã ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, sự hỗ trợ của các chương trình, dự án đã và đang tiếp tục triển khai.

Từ những số liệu thực tế cho thấy năm 2016, tổng đàn trâu, bò của huyện có 11.761 con, số con xuất bán,  thịt: 1.797 con, sản lượng thịt hơi đạt: 3.200 tấn, đến năm 2020 tổng đàn hiện có là 8.246 con; tổng đàn giảm 3.515 con. Số con xuất chuồng năm 2020 là 1.139 con (trâu 810 con, bò 235 con, ngựa 94 con) sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 267 tấn; Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn năm 2016 với tổng đàn 40.546 con. Đến năm 2020, tổng đàn lợn giảm còn 22.748 con, giảm 17.798 con, số xuất bán, giết thịt 27.497 con, sản lượng thịt hơi đạt 1.925 tấn. Năm 2019 đến nay, sản lượng thịt hơi giảm, nguyên nhân do từ đầu năm 2019 xảy ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, số lợn mắc bệnh phải tiêu hủy lớn, mặt khác do thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tình trạng khan hiếm con giống, giá con giống tăng cao, việc tái đàn, tăng đàn gặp nhiều khó khăn dẫn đến tổng đàn giảm mạnh.

Để tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững. Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 12/8/2020 của Đại hội đại biểu đảng bộ huyện Chợ Đồn lần thứ XXI nhiệm kỳ 2020-2025, Ủy ban nhân dân huyện Chợ Đồn ban hành kế hoạch số 467/KH-UBND về việc phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025. UBND huyện đề ra các mục tiêu đến năm 2025, cụ thể: Với đàn trâu, bò: phát triển chăn nuôi theo hình thức chăn nuôi trang trại từ quy mô nhỏ đến vừa đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm cho tiêu dùng và gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi liên doanh (Phấn đấu đến năm 2025 phát triển 03 trang trại chăn nuôi trâu, bò quy mô vừa và nhỏ; tổng đàn (trâu, bò, ngựa) duy trì trên 8.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân mỗi năm đạt 300 tấn); Với đàn lợn: Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng trang trại quy mô vừa và nhỏ gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp mở rộng các trang trại chăn nuôi, cung cấp con giống và nuôi thương phẩm theo hướng bao tiêu sản phẩm (Phấn đấu đến năm 2025 phát triển 06 trang trại chăn nuôi lợn quy mô vừa và nhỏ’, tổng đàn lợn đạt ổn định 20.000 con/năm, số con xuất chuồng bình quân 23.000 con/năm, tương đương với sản lượng thịt lợn hơi khoảng 1.450 tấn/năm).

Bên cạnh đó cũng đề ra những nhiệm vụ chủ yếu: Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung. Tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể lại thực trạng và nhu cầu tại các xã có điều kiện có thể phát triển. Tập trung phát triển chăn nuôi tại các xã có lợi thế về tổng đàn, diện tích chăn thả (tại các xã: Xuân Lạc, Đồng Lạc, Nam Cường, Tân Lập, Quảng Bạch, Yên Thịnh, Yên Thượng, Bản Thi, Bằng Phúc), phát triển chăn nuôi trâu, bò tập trung vỗ béo, nuôi thương phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa. Chăn nuôi lợn: đối với các giống lợn lai, lợn ngoại: Tập trung phát triển chăn nuôi trang trại theo quy mô vừa và nhỏ (tại các xã Ngọc Phái, Yên Phong, Bình Trung, Nghĩa Tá, Lương Bằng, Bằng Lãng, Yên Mỹ, Đại Sảo, Đồng Thắng, Phương Viên), chăn nuôi đối với các giống lợn bản địa quy mô vừa và nhỏ kết hợp với chăn nuôi nông hộ theo chuỗi giá trị (tại các xã Xuân Lạc, Bản Thi, Tân Lập, Nam Cường, Đồng Lạc, Quảng Bạch, Đồng Thắng); Tiếp tục duy trì phát triển chăn nuôi nông hộ để đảm bảo ổn định tổng đàn và sản lượng thịt hơi; Thúc đẩy liên kết chăn nuôi theo chuỗi giá trị.

Kế hoạch cũng đề ra những giải pháp thực hiện như: Giải pháp về tuyên truyền, khoa học kỹ thuật, thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết, xúc tiến thương mại, chính sách hỗ trợ (Chính sách tín dụng tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ; Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc tập trung; xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; xây dựng cơ sở chế biến nông lâm sản theo Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 17/4/2019 của HĐND tỉnh Bắc Kạn; Hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ kinh phí thẩm định, phân tích mẫu để cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ an toàn thực phẩm theo Nghị quyết số 08/2019/NQ – HĐND ngày 17/7/2019 của HĐND và lồng ghép nguồn vốn từ các đề tài, dự án, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, chương trình khuyến nông); Đồng thời, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức thực hiện kế hoạch và đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân tích cực tham gia phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2025.

Trước những khó khăn thách thức của hiện tại hầu hết chăn nuôi ở quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, đang là rào cản, thách thức lớn đối với việc áp dụng khoa học kỹ thuật, phòng, chống dịch bệnh cũng như việc tiêu thụ sản phẩm; dịch bệnh trên đàn gia súc vẫn còn xảy ra, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn Châu Phi chưa có vắc xin phòng dịch; người dân chưa chú trọng áp dụng khoa học vào cải tạo con giống, phòng trừ dịch bệnh, dẫn đến năng suất, chất lượng chăn nuôi thấp, hiệu quả kinh tế chăn nuôi không cao; việc tổ chức liên kết sản xuất gắn với chế biến còn yếu, chưa có các cơ sở giết mổ tập trung và các chuỗi liên kết sản xuất… UBND huyện chỉ đạo ngành chuyên môn cũng như các xã, thị trấn tập trung  thực hiện mục  tiêu phát triển chăn nuôi tạo sự đột phá trong hoạt động sản xuất chăn nuôi trên địa bàn huyện phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương, nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm chăn nuôi theo chuỗi giá trị, góp phần tăng trưởng ngành nông nghiệp huyện và đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường./.


Tin liên quan

noData
Không có dữ liệu