A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chợ Đồn không chủ quan với dịch Viêm da nổi cục trên trâu, bò

 Ngành chuyên môn kiểm tra bò mắc bệnh Viêm da nổi cục

của hộ bà Triệu Thị Yến, xã Nghĩa Tá

Trước diễn biến của dịch bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò, huyện Chợ Đồn đã tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát phòng bệnh. Theo đó, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn triển khai thực biện các biện pháp phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục theo Công điện số 7575/CĐ-BNN-TY ngày 31/10/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung nguồn lực và khẩn trương triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò. Thông báo tình hình dịch bệnh cho các thôn, bản, hộ gia đình biết, chỉ đạo các thôn, hộ chăn nuôi thường xuyên kiểm tra, theo dõi đàn gia súc, phát hiện gia súc ốm phải báo ngay cho Thú y viên và chính quyền địa phương để kiểm tra, xác minh, xử lý kịp thời. Đối với các địa phương có dịch, cách ly toàn bộ gia súc chưa có biểu hiện của bệnh Viêm da nổi cục; nuôi nhốt trâu, bò, dê tại các khu vực có gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh. Tổ chức tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng… liên tục trong vòng 03 tuần tại các hộ chăn nuôi có gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh; đồng thời tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng toàn bộ các vùng có nguy cơ cao, xung quanh hộ chăn nuôi có gia súc bị bệnh, các hộ chăn nuôi.

Đối với đàn gia súc khỏe mạnh, khuyến cáo hộ tiến hành chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bổ sung thêm thức ăn giàu chất dinh dưỡng và các chất bổ trợ để vật nuôi nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh. Tiến hành phun khử trùng toàn bộ chuồng trại chăn nuôi bằng hóa chất khử trùng để hạn chế mầm bệnh lây lan và vật trung gian truyền bệnh.Đối với thôn, xã chưa xuất hiện trâu, bò ốm, thực hiện tuyên truyền cho các hộ chăn nuôi về bệnh Viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò; đồng thời theo dõi sát sức khỏe đàn trâu, bò, khi có biểu hiện khác thường báo ngay cho trưởng thôn, cán bộ thú y viên cơ sở và chính quyền địa phương.Kiểm tra, giám sát mua bán vận chuyển gia súc ra, vào địa bàn khi phát hiện việc buôn bán gia súc không có giấy kiểm dịch vận chuyển hợp lệ phải báo cáo và xử lý kịp thời. Rà soát, thống kê các hộ chăn nuôi trâu, bò, dê; trong đó lưu ý, ghi rõ thông tin tình trạng gia súc khỏe mạnh, gia súc có biểu hiện bị bệnh, thời gian xuất hiện các triệu chứng của bệnh, tình trạng xuất bán, giết mổ, vận chuyển gia súc ra khỏi địa bàn xã. Theo dõi sát sao và báo cáo tình hình dịch trên địa bàn về UBND huyện qua Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp theo quy định.


Tin liên quan

noData
Không có dữ liệu