|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ bảo tồn nguồn gen trên địa bàn huyện Chợ Đồn

Thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen từ năm 2021 đến 2025, định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân huyện Chợ Đồn đã phối hợp với các Viện, trường, các Trung tâm nghiên cứu tổ chức triển khai thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ khoa học công nghệ hàng năm phục vụ công tác bảo tồn nguồn gen một số động vật, thực vật và phát triển một số loại cây trồng, vật nuôi đặc sản bản địa, có giá trị đến các tổ chức cá nhân, cơ quan, đơn vị trong huyện.

Cây hồng không hạt ở xã Quảng Bạch.

Cụ thể, các loại thực vật, động vật được bảo tồn lưu giữ qua thực hiện các đề tài, dự án cụ thể như:  Cây Hồng không hạt (dự án nông hộ: “Phát triển sản xuất một số cây trồng hàng hóa góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn”); Cây Đào toáng Chợ Đồn (dự án "Phát triển sản xuất một số cây trồng hàng hóa góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn"); Cây Chè Shan tuyết (Đề tài. “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển quần thể chè Shan tuyết cổ thụ (Camellia sinensis var. Shan) gắn với du lịch sinh thái tại xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn); Cây lúa (dự án “Phục tráng và phát triển một số giống lúa nếp đặc sản, có giá trị cao tại tỉnh Bắc Kạn”); Tuyển chọn được giống vịt bầu cổ xanh (Đề tài “Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất giống, xây dựng mô hình chăn nuôi vịt thương phẩm và xây dựng chỉ dẫn địa lý vịt bầu cổ xanh Bắc Kạn”)...

Các đề tài, dự án đã phát huy, phát triển thành sản phẩm hàng hóa, tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, tạo dựng thương hiệu để nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm... Ngoài ra, huyện Chợ Đồn đã triển khai thực hiện các mô hình khuyến nông, các dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển một số loại cây trồng, vật nuôi có giá trị, như trồng tập trung được 22ha cây Cát sâm (12 ha thuộc dự án chuỗi liên phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN; 10 ha thuốc dự án chuỗi liên thuộc trình Nông thôn mới); Mô hình cải tạo cây Mận đường bản địa tại xã Bản Thi năm 2021 (mô hình sử dụng nguồn ngân sách sự nghiệp cấp huyện); Phương án “Bảo tồn cây chè Shan tuyết cổ thụ tại xã Bằng Phúc giai đoạn 2023 – 2025”Mô hình chọn lọc và phát triển giống gà Mông thuộc chương trình Khuyến nông trên địa bàn huyện Chợ Đồn năm 2024.

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ tại xã Bằng Phúc được bảo tồn và phát triển gắn với du lịch sinh thái.

Trên cơ sở triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ phục vụ công tác bảo tồn nguồn gen đã xây dựng và hoàn thiện các quy trình kỹ thuật nuôi, trồng cụ thể cho mỗi nguồn gen cũng như bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các nguồn gen. Đến nay, huyện Chợ Đồn đã có sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ, như: sản phẩm được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý (Hồng không hạt); sản phẩm được cấp Nhãn hiệu tập thể như: Gạo Bao Thai, Khẩu Nua Pái... Qua đó góp phần tạo dựng uy tín, danh tiếng và nâng cao giá trị, năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm có lợi thế của huyện Chợ Đồn.

Các đề tài, dự án khoa học và công nghệ góp phần công tác bảo tồn nguồn gen địa phương, tuy nhiên các đề tài, dự án thực hiện với quy mô, phạm vi nhỏ, diện tích còn manh mún chưa theo một chương trình bảo tồn cụ thể, do đó hiệu quả thấp, khả năng duy trì bền vững còn nhiều hạn chế. Người dân chưa mạnh dạn đầu tư ứng dụng kỹ thuật mới, phát triển những giống cây trồng quý hiếm, giống đã được phục tráng, tuyển chọn hoặc giống cây trồng được nhân giống Invitro (nuôi cấy mô). Trên cơ sở kết quả đã đạt được, Huyện đã đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn tiếp tục quan tâm định hướng duy trì nhân rộng các đề tài dự án khoa học đã nghiệm thu lồng ghép triển khai thực hiện chương trình khuyến nông phù hợp với điều kiện lợi thế của địa phương trong giai đoạn 2026-2030./.

Tác giả: Hà Tuyết ( Nguồn: Báo cáo của UBND huyện)


Tin liên quan

noData
Không có dữ liệu

Tin nổi bật Tin nổi bật