Đẩy mạnh công tác truyền thông ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trên địa bàn huyện, hiện nay điều kiện kinh tế, đường giao thông tại một số xã, thôn còn khó khăn, nhiều thôn, bản cách xa Trạm Y tế xã. Ở các địa bàn vùng cao, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ còn thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản và chưa thực hiện tốt công tác Dân số - KHHGĐ. Nhận thức rõ công tác tuyên truyền, vận động phải được thực hiện một cách sâu sát, quyết liệt, thường xuyên đến tận người dân mới làm họ thay đổi nhận thức, hành vi về Dân số- KHHGĐ, theo đó thời gian qua, lực lượng cán bộ làm công tác dân số của huyện đã luôn nỗ lực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Ngành Y tế thực hiện chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản - KHHGĐ đến với người dân.
Trong những tháng đầu năm 2025, tại hai xã Bình Trung và Xuân Lạc, Khoa sức khoẻ sinh sản, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho cộng đồng dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, theo chương trình Dự án “Tăng cường tiếp cận công bằng tới thông tin và dịch vụ sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục toàn diện cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương”; nhằm nâng cao những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, tăng khả năng tiếp cận của đồng bào dân tộc thiểu số tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS), dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Theo đó, những người là phụ nữ người dân tộc thiểu số (từ 15-49 tuổi) trên địa bàn xã Bình Trung và Xuân Lạc đã xã được khám sàng lọc ung thư cổ tử cung, siêu âm tổng thể, tháo, đặt dụng cụ tử cung (đặt vòng), lồng ghép tư vấn sức khoẻ sinh sản miễn phí. Các hoạt động của Dự án đã giúp bà con vùng sâu, vùng cao, được tiếp cận công bằng tới thông tin và dịch vụ CSSKSS, sức khỏe tình dục, góp phần làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo chị Lý thị Ghến, Bí thư Chi bộ Phiêng Lằm, xã Bản Thi, hiện nay thôn có 42 hộ dân, 192 nhân khẩu, phần lớn bà con sinh sống ở đây là dân tộc Dao. Những năm gần đây, nhận thức về công tác Dân số - KHHGĐ ở thôn đã có nhiều thay đổi, cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể luôn quan, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách về dân số tới người dân. Lồng ghép trong các cuộc họp ở xã, thôn, qua hệ thống truyền thanh, hay các buổi tiêm chủng, tuyên truyền qua các nhóm zalo, facebook, những chính sách về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, sinh đẻ có kế hoạch và dùng các biện pháp tránh thai hiện đại để bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ… đã được truyền thông đến bà con. Theo đó, trong 3 năm trở lại đây thôn không có trường hợp sinh con thứ 3, con em trong độ tuổi được ra lớp học.
Các chính sách, pháp luật của Nhà nước về Dân số- KHHGĐ, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, giảm thiểu mất cân bằng giới tính được triển khai sâu rộng đã góp phần thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình tại trên địa bàn huyện đạt được những kết quả quan trọng.
Thời gian tới, huyện tiếp tục quán triệt các cấp ủy, chính quyền tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác dân số. Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động của huyện, tỉnh về thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030. Huy động sự vào cuộc của toàn xã hội với công tác dân số. Củng cố mạng lưới dịch vụ KHHGĐ. Lồng ghép yếu tố dân số vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.
Tác giả: Thu Thúy