A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Di tích lịch sử Phja Tắc, thôn Bản Nhượng, xã Bản Thi

Theo tài liệu và lời kể của các nhân chứng, Nhà máy In tiền là là một dãy nhà tranh tre nứa lá đơn sơ, cột gỗ chôn đất, mái lợp gianh nứa và lá cọ, vách liếp quây bằng phên nứa đan nong đôi có nhiều cửa sổ rộng để lấy ánh sáng, dãy nhà là một xưởng máy liên hoàn từ khâu hoạ sỹ vẽ mẫu, đến máy chụp phim, chắp hình, máy dập bản kẽm, máy dập số, cuối cùng là bộ phận cắt xén, đóng gói. Bên cạnh mỗi bệ máy đều có hầm và hệ thống pa lăng sẵn sàng cẩu máy xuống hầm khi địch bắn phá. Sau khi tiền đóng gói vào các hòm đan bằng nứa sẽ được vận chuyển khỏi Nhà máy bằng hệ thống đường gòn ra ngoài để phục vụ cuộc kháng chiến.

Tham gia làm việc tại Nhà máy có khoảng trên 100 cán bộ, công nhân viên. Trong điều kiện địch ráo riết càn phá nhưng nhờ nhân dân địa phương đùm bọc, chở che, tạo mọi điều kiện giúp đỡ, Nhà máy đã được bảo vệ an toàn, hoàn thành nhiệm vụ phục vụ kháng chiến. Sau năm 1953, do yêu cầu của Đảng và Chính phủ, Nhà máy chuyển về Hà Nội.  

Trải qua một thời gian dài, di tích đã biến dạng nhiều, hiện chỉ còn một số tảng bê tông bệ máy và ít dấu vết nền nhà xưởng cũ. Di tích được công nhận sẽ là cơ sở để các ngành chức năng thực hiện kế hoạch đầu tư chống xuống cấp, bảo tồn phục chế các hiện vật của di tích, sưu tầm bổ sung các hiện vật liên quan, tạo cảnh quan, diện mạo để bảo vệ, phát huy giá trị của di tích.

Ngày 26/3/2012, tỉnh Bắc Kạn chính thức công nhận di tích “Phja Tắc” thuộc thôn Bản Nhượng, xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn là Di tích lịch sử cấp tỉnh./.


Tin liên quan

noData
Không có dữ liệu

Tin nổi bật Tin nổi bật