A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Di tích lịch sử Nà Quân

Theo người dân nơi đây đều ghi nhận cơ quan Trung ương Đảng, Bác Hồ cùng một số đồng chí: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh… đã ở và làm việc tại xã Bình Trung.

Hội trường làm việc của Trung ương Đảng được đặt tại đồi Nà Kham thuộc bản Nà Quân. Hội trường trước đây được làm bằng tre nứa lá, nay chỉ còn hai nền nhà. Nền nhà dưới có chiều dài 24m, chiều rộng 7m, nền nhà trên có chiều dài 20m, chiều rộng 7m. Cả hai nền hội trường đều có hướng Đông – Nam. Hội trường có tám mái, có chỗ hội họp, chỗ ăn nghỉ cho khách đến làm việc tại đây. Phía trước và sau hội trường có nhiều hầm, hào, chủ yếu là hầm hình chữ Chi (Z), mỗi đoạn gấp khúc dài 3m, rộng 1m và sâu 1,5m.

Di tích hiện còn lại hai hiện vật đó là: Một đĩa men to hình tròn kiểu men Trung Quốc và một đĩa men nhỏ hình tròn kiểu men Bát Tràng. Hai hiện vật này được cơ quan Trung ương Đảng sử dụng trong thời gian sống và làm việc tại Nà Quân. Khi cơ quan Trung ương Đảng chuyển đi, hai hiện vật này đã được tặng cho gia đình cụ Hoàng Văn Vạn ở bản Nà Quân. Sau này, cụ Vạn đã tặng lại hai hiện vật này cho Bảo tàng Bắc Thái (cũ).

Ngày 18/3/1996, Nà Quân được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia./.


Tin liên quan

noData
Không có dữ liệu

Tin nổi bật Tin nổi bật