A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát triển vùng nguyên liệu trầm hương, một hướng đi mới trong phát triển sản xuất của Hợp tác xã Đức Bền

Cây dó bầu, còn được gọi là cây trầm hương. Là loại cây có khả năng tạo trầm trong điều kiện đặc biệt, cây dó bầu là loại cây gỗ mềm nên giá trị kinh tế thấp, người dân ít khi sử dụng làm củi hoặc khai thác gỗ thành phẩm nhưng lại rất dễ trồng và thích hợp với khu vực huyện Chợ Đồn và các huyện, tỉnh lân cận.

Ở các xã khu vực phía Nam của huyện như Yên Mỹ, Yên Phong, Bình Trung, Nghĩa Tá, Đại Sảo… có nhiều cây dó bầu trong các vườn rừng của người dân đã trồng theo dự án từ những năm 2004, 2005 nhưng cây không có trầm. Một số người dân ở đây trong đó có ông Triệu Ứng Lai ở thôn Pác Toong, xã Yên Phong, huyện Chợ Đồn cho biết, trong quá trình khai thác chế biến gỗ thấy có nhiều cây dó bầu nên ông đã chú ý và ấp ủ những dự định về sản phẩm trầm hương từ loại cây này. Năm 2015 ông Lai đã tìm một số cây có sẵn, được trồng cách đây  hàng chục năm nghiên cứu, tìm hiểu cách tạo trầm cho cây, tuy nhiên là những người nông dân việc tiếp cận với khoa học kỹ thuật để nuôi cấy tạo được trầm hương là một vấn đề khá nan giải.

 Cơ sở sản xuất chế biến gỗ của Hợp tác xã Đức Bền.

Tháng 11 năm 2020, Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Đức Bền Xã Yên Phong, huyện Chợ Đồn được thành lập trên cơ sở mong muốn, cùng chung ý tưởng của 9 thành viên do ông Triệu Ứng Lai làm Giám đốc. Hợp tác xã hoạt động với đa ngành nghề như chế biến gỗ chăn nuôi, trồng rừng, kinh doanh dịch vụ…Gần đây Hợp tác xã đã chú trọng phát triển kinh tế theo hướng bền vững về chế biếntrồng cây lâm nghiệp. Các thành viên của Hợp tác xã người làm nghề nông lâu năm qua hoạt đồng khai thác chế biến lâm sản thấy ở địa phương cũng đã có cây dó bầu tự nhiên có trầm, được người dân phát hiện khai thác. Các thành viên Hợp tác xã đã bàn bạc và trồng thêm cây dó bầu ngoài các cây chủ đạo là cây quế, cây m đang khai thác cho thu nhập cao.

 Hợp tác xã Đức Bền huy động nhân công tham gia làm cỏ, trồng cây dó bầu.

Ông Triệu Ứng Lai Giám đốc Hợp tác xã là một trong những nông dân làm kinh tế giỏi ở xã Yên Phong, năm 2020 ông được tham gia cùng đoàn đại biểu tỉnh Bắc Kạn dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X tại Hà Nội, ở đây ông gặp được nhiều đoàn, các chủ thể phát triển kinh tế các tỉnh bạn, qua giao lưu, tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm ông đã tìm thấy hướng đi cho cây dó bầu đang sẵn có trên đất Chợ Đồn.

Ông Triệu Ứng Lai dự Đại Hội Thi đua Yêu nước tỉnh Bắc Kạn.

Ông Lai đã cùng các thành viên của Hợp tác xã mạnh dn nghiên cứu đi thăm quan, học tập, tìm hiểu, thu gom cây trầm sẵn có ở khu vực trong huyện và vùng lân cận mày mò thử nghiệm gần 3 năm, trong đó ông là người trực tiếp nghiên cứu, thử nghiệm chưng cất đưa ra sản phẩm tinh dầu trầm hương thành công. Trong quá trình đó ông và các thành viên Hợp tác xã vừa trồng thêm cây dó bầu và đồng thời chọn những cây dó bầu có sẵn trên rừng có tuổi 5 đến 7 năm tuổi để cấy tạo trầm. Ông đã hướng dẫn bà con nông dân không phá bỏ mà chăm sóc cây dó bầu có sẵn và trồng mới thêm. Việc trồng mới chăm sóc cây dó bầu và cấy tạo trầm trên cây dó bầu của Hợp tác xã đã giúp bà con trong xã có việc làm thêm theo thời vụ khoảng hơn 40 người, tạo việc làm ổn định cho 12 nhân công, cho thu nhập thường xuyên, ổn định từ 4 đến 5 triệu 1 tháng.

 Ông Triệu Ứng Lai và thành viên Hợp tác xã Đức Bền cấy tạo trầm trên cây dó bầu.

Hiện nay gia đình ông Lai có hơn 20 ha rừng trong đó có 4,5 ha trồng cây dó bầu, ngoài ra các thành viên của hợp tác xã cũng tập trung vào việc trồng rừng với hơn 100 ha rừng trồng trong đó có cả cây dó bầu.

Nói về định hướng trong thời gian tới, ông Triệu ng Lai Giám đốc hợp tác xã cho biết: Hợp tác xã tiếp tục duy trì các lĩnh vực ngành nghề hợp tác xã đăng ký kinh doanh sản xuất, đặc biệt đẩy mạnh duy trì việc trồng rừng và chú ý phát triển vùng nguyên liệu trầm hương đó là trồng cây dó bầu. Mong muốn của Ông và Hợp tác xã là tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, trồng mới để sản xuất chế biến tinh dầu trầm hương và có được sản phẩm trầm miếng, tiếp tục nghiên cứu sản xuất ra sản phẩm rượu trầm hương từ chính những cây dó bầu- cây trầm hương trên mảnh đất của quê hương mình.

 Ông Triệu Ứng Lai thử nghiệm chưng cất tinh dầu trầm hương.

Ông cũng cho biết: Hiện nay, Hợp tác xã Đức Bền đang khẩn trương thực hiện nghiên cứu một số sản phẩm từ trầm hương như tinh dầu trầm hương, rượu trầm hương, mong muốn sớm được đưa ra thị trường.

Với vùng nguyên liệu hiện có và thu gom từ các vùng lân cận, với tâm huyết của nhng người nông dân ham học hỏi, vượt khó, sáng tạo như ông Triệu Ứng Lai và các thành viên của Hợp tác xã, trong thời gian tới Hợp tác xã Đức Bền hứa hẹn sẽ sản xuất ra một số sản phẩm kết hợp với đặc trưng riêng có của vùng đất Chợ Đồn từ nguyên liệu trầm hương, đây chính là một hướng đi mới, bền vững trong việc khai thác thế mạnh từ rừng của Hợp tác xã Đức Bền./.

                                                    Tác giả: Hà Tuyết – Phòng VH&TT


Tin liên quan

noData
Không có dữ liệu