Điều trị thay thế các dạng chất thuốc gây nghiện bằng Methadone tại Chợ Đồn đã và đang mang lại hiệu quả, góp phần giảm các bệnh lây nhiễm HIV.
Theo đó, UBND huyện chỉ đạo tăng cường triển khai các hoạt động trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2023 phù hợp với điều kiện, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, địa phương như tổ chức các hội nghị, hội thảo, các hoạt động truyền thông, vận động trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS; Triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác như giới thiệu, quảng bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ xét nghiệm HIV nhất là xét nghiệm HIV tại cộng đồng; dự phòng; chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS sẵn có tại địa phương, bao gồm cả các dịch vụ chuyển tiếp, chuyển tuyến để mọi người dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS dễ dàng tiếp cận và sử dụng. Vận động các doanh nghiệp tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động, tiếp nhận người lao động là người nhiễm HIV, người sau cai nghiện, người đang được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Tổ chức các chương trình vận động các tổ chức, cá nhân và gia đình tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, vận động người nhiễm HIV mua thẻ bảo hiểm y tế để đảm bảo người bệnh được sử dụng các dịch vụ y tế bằng thẻ Bảo hiểm y tế. Tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khu vực vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số. Duy trì công tác chuyển tiếp, chuyển tuyến người nhiễm HIV, bệnh nhân điều trị tại cơ sở điều trị chất dạng thuốc phiện theo quy định. Giám sát hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ, đảm bảo tính sẵn có, tính dễ tiếp cận của các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, đặc biệt là các dịch vụ can thiệp giảm thiểu tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cũng như việc cung cấp các dịch vụ điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở y tế..
Theo báo cáo của UBND huyện Chợ Đồn, thời gian qua huyện Chợ Đồn đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức phòng, chống HIV/AIDS đồng thời triển khai nhiều giải pháp dự phòng lây nhiễm nhằm tiến tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Huyện đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, người cung cấp dịch vụ và toàn thể cộng đồng cùng tham gia phòng, chống HIV/AIDS. Các giải pháp được triển khai như tăng cường các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV, xét nghiệm phát hiện và điều trị sớm HIV/AIDS, đảm bảo việc tham gia bảo hiểm y tế của người nhiễm HIV, cung cấp các dịch vụ toàn diện về phòng, chống HIV/AIDS cho người dân đặc biệt cho nhóm người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người.Tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIVAIDS với gia đình và xã hội; Tiếp tục mở rộng độ bao phủ các dịch vụ và nâng cao chất lượng của các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm HIV, bảo hiểm y tế và điều trị HIV/AIDS; điều trị các bệnh đồng nhiễm như viêm gan vi rút, lao, các bệnh lây truyền qua đường tình dục đến mọi người dân.
Tăng cường các hoạt động truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng và trên nền tảng mạng xã hội và các trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị để hưởng ứng Tháng hành động được tổ chức hàng năm. Tổ chức các hoạt động truyền thông lồng ghép với các hoạt động y tế khác tại cơ sở Y tế như trong khám chữa bệnh, trong khám và điều trị bệnh nhân tại cơ sở điều trị chất dạng thuốc phiện (Methadone): Truyền thông, tư vấn nói chuyện trực tiếp với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân vận động nhân dân hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS hàng năm. Giới thiệu, quảng bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ xét nghiệm HIV nhất là xét nghiệm HIV tại cộng đồng; dự phòng; chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS sẵn có tại địa phương, bao gồm cả các dịch vụ chuyển tiếp, chuyển tuyến để mọi người dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS dễ dàng tiếp cận và sử dụng…
Các cơ quan, đơn vị cũng lựa chọn hình thức truyền thông phù hợp trong đó ưu tiên tập trung chủ yếu là truyền thông đại chúng và truyền thông qua mạng xã hội, các báo điện tử và các trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị….Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại Trung tâm Y tế huyện như: Tư vấn xét nghiệm tự nguyện, tuyên truyền viên đồng đẳng…tăng cường chuyển tải các thông điệp về dự phòng lây nhiễm HIV cho phụ nữ mang thai.
Tác giả: Hương Liễu