Lãnh đạo Phòng Tư pháp phát biểu tại Chương trình.
Tham gia chương trình có trên 700 em học sinh cả 03 khối 10, 11 và 12 cùng các thầy cô giáo của trường. Trong buổi sáng, các em đã được nghe Bà Nguyễn Thị Kim Thông, Nguyên Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn triển khai nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục và bạo lực học đường.
Đại biểu dự Chương trình.
Trong khuôn khổ chương trình, bằng cách thức truyền đạt lôi cuốn, hấp dẫn, bà Nguyễn Thị Kim Thông chia sẻ đến học sinh, thầy, cô giáo trong trường các kiến thức, kỹ năng cần thiết để nhận diện các hành vi xâm hại tình dục trẻ em, các vị trí nhạy cảm trên cơ thể, nhận diện đối tượng có biểu hiện nghi vấn và cách thức tìm kiếm sự giúp đỡ trong các tình huống nguy hiểm.. Đặt câu hỏi với các tình huống để các em hiểu hơn về luật trẻ em; về bạo lực bạo hành về thể chất; bạo lực tình dục; bạo lực tinh thần…; nguyên nhân các hành vi bạo lực học đường; làm gì để ứng phó với bạo lực tình dục và bạo lực học đường…; hãy nói không với bạo lực và bạo lực học đường; Phổ biến tuyên truyền đến các em về hành vi bị xâm hại bởi các hành vi bạo lực bạo hành, ngược đãi về thể chất và tinh thần và xâm hại tình dục; các phương thức thủ đoạn của các đối tượng; kỹ năng ứng phó; kỹ năng nhận diện tội phạm, tự bảo vệ mình; kỹ năng nhận biết các dấu hiệu, nguy cơ đối tượng có thể xâm hại tình dục…
Bà Nguyễn Thị Kim Thông, Nguyên Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn chia sẻ kiến thức tại Chương trình.
Buổi chiều cùng ngày, Trường đã tổ chức thi Thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về Phòng, chống xâm hại tình dục và bạo lực học đường; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Trẻ em; Luật Bình đẳng giới; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Căn cước; Luật Hộ tịch; Luật Giao thông đường bộ; Luật Bình đẳng giới, tìm hiểu về định danh và xác thực điện tử….và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về Phòng, chống xâm hại tình dục và bạo lực học đường; Luật Hôn nhân và Gia đình….và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Buổi tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức của học sinh, giáo viên và học sinh trong các nhà trường về nhiệm vụ phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại trẻ em… đảm bảo môi trường học đường luôn an toàn, lành mạnh để học sinh được rèn luyện, học tập và phát triển toàn diện về mọi mặt. Tại buổi tuyên truyền, ngoài việc nghe kể chuyện, học sinh tham dự còn được giao lưu, hỏi - đáp kiến thức phù hợp với lứa tuổi liên quan đến chủ đề tuyên truyền. Từ đó, tạo được không khí vui tươi, vừa chơi, vừa học, giúp các học sinh làm quen dần với những quy định của pháp luật và biết được kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em và vi phạm pháp luật.
Qua buổi ngoại khoá giúp các em hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật về các tội phạm, về luật an ninh mạng; nguyên nhân, hậu quả, các kỹ năng, biện pháp phòng, chống xâm hại, bạo lực học đường; nâng cao hiểu biết, trách nhiệm của gia đình, nhà trường cũng như xã hội và bản thân các em học sinh trong việc chủ động phòng ngừa, tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm./.
Tác giả: Hoàng Lan