|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hiệu quả từ Đề án “Phát huy giá trị di tích di sản gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn đến năm 2030”

Huyện Chợ Đồn nm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn, nơi đây có một vị trí đặc biệt quan trọng, trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Chợ Đồn được Trung ương Đảng và Bác Hồ chọn làm An toàn khu trong vùng Chiến khu Việt Bắc. Với các sự kiện lịch sử đặc biệt thời kỳ trước cách mạng tháng 8 năm 1945 và thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 2016 ATK Chợ Đồn được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt, năm 2019 được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Chợ Đồn là Vùng An toàn khu (ATK)

Khách du lịch trải nghiệm với sản phẩm thêu hoa văn trên trang phục người Dao Đỏ tại điểm du lịch Văn hoá Bản Cuôn, xã Ngọc Phái.

Vùng ATK Chợ Đồn có 1cụm di tích Quốc gia đặc biệt với 25 điểm di tích, có 6 di tích xếp hạng cấp Quốc gia, 24 di tích xếp hạng cấp tỉnh trong đó có 21 di tích lịch sử cách mạng, 2 di tích lịch sử văn hóa, 01 di tích danh lam thắng cảnh. Các di tích là tiền thân hoặc nguyên là địa điểm đặt các cơ quan của Trung ương, các cơ quan làm việc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp là 36 di tích, trong đó 29 di tích đã được lập hồ sơ. Điểm di tích, phong cảnh chưa có trong thống kê, mới rà soát dự kiến đưa vào là 16 điểm.

Huyện Chợ Đồn có nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc đều có nét văn hóa đặc trưng riêng. Di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc nơi đây được lưu truyền từ đời này qua đời khác bằng các hình thức như truyền miệng, ghi chép bằng chữ viết… Hiện nay, cộng đồng các dân tộc huyện Chợ Đồn đang thực hành nắm giữ các di sản phi vật thể như cấp sắc, cầu mùa, Chữ Nôm Dao, nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục, hát Páo dung của người Dao, Múa bát, hát then lượn cọi, hát ru, chữ Nôm của người Tày, lượn Shi của người Nùng. Ngoài ra còn có các nghề truyền thống như nấu rượu men lá, nghề chế biến chè, nghề dệt, nghề thêu, đan lát Để bảo tồn, giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể, huyện Chợ Đồn đã chú trọng thành lập các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể thao mở các lớp truyền dạy và đưa vào sinh hoạt trong cộng đồng dân cư và các trường học, điều đó đã góp phần tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách tham quan đến tìm hiểu văn hoá các dân tộc nơi đây.

Di tích lịch sử, di sản văn hoá, phong cảnh đẹp được coi là tài nguyên, nguồn lực để phát triển du lịch của huyện, cùng với xu thế phát triển của tỉnh, trong thời gian qua Chợ Đồn cũng đã quan tâm khai thác tiềm năng, lợi thế, nguồn tài nguyên của địa phương để tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 12 tháng 8 năm 2021 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Ngày 25/10/2019, UBND huyện Chợ Đồn ban hành Quyết định 2950/ QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án quản lý và phát huy giá trị di tích, di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện Chợ Đồn giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là đề án 2950). Đây là cơ sở định hướng để phát triển toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng gắn với việc bản tồn thiên nhiên, gìn giữ môi trường và phát huy các giá trị văn hóa-lịch sử, gắn với lợi ích cộng đồng dân cư, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.

 Lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện thăm, khảo sát điểm check in Tài Ngào, thôn Cọn Poỏng, xã Nam Cường.

Từ khi Đề án 2950 được triển khai đến nay (2020-2024), trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả về bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, di sản văn hóa, gắn với phát triển du lịch. Số lượng các di tích được cộng nhận hằng năm tăng. Riêng trong năm 2024, huyện đã phối hợp với Bảo tàng tỉnh lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh công nhận 4 di tích. Số kinh phí xã hội hoá trùng tu, tôn tạo di tích trong 4 năm qua là hơn 3 tỉ đồng. Các di sản phi vật thể được bảo tồn, xây dựng thành sản phẩm du lịch, như các đội văn nghệ hát then, múa bát, hát páo dung, cấp sắc, thêu ....một số lễ hội được phục dựng như Lễ hội Lồng Tồng xã Đồng Thắng, tổ chức Hội Xuân ATK, xây dựng điểm du lịch Cộng đồng thôn Cọn Poỏng xã Nam Cường, điểm du lịch Bản Cuôn, xã Ngọc Phái gắn với công tác bảo tồn. Một số địa phương đã biết kết hợp lợi thế, khai thác sản phẩm văn hóa, như lễ hội, văn nghệ, thể thao dân tộc, chợ đêm; khai thác đặc sản, nông sản xây dựng sản phẩm OCOP như rượu men lá Bằng Phúc, trà hoa vàng, chè shan tuyết, măng khô, mật ong, thêu khăn, áo dân tộc... gắn kết nhiều loại hình du lịch như du lịch về nguồn, du lịch khám phá (khai thác hang động, khu bảo tồn Nam Xuân Lạc), du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp... các mặt hàng, sản phẩm du lịch bước đầu đã đem lại thiện cảm, điểm nhấn thu hút khách du lịch đến tham quan. Các cấp chính quyền đã tạo điều kiện để người dân tham gia các hoạt động trông coi quản lý di tích, tham gia các hoạt động du lịch, quảng bá, thu hút khách du lịch. Trong 2 năm gần đây, mỗi năm huyện đón hơn 4.000 lượt khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công tác quản lý, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa và bảo vệ tài nguyên môi trường.

Tại Hội thảo đánh giá kết quả đạt được sau 4 năm triển khai Đề án 2950 bà Ma Thị Na, Phó Bí thư thường trực Phụ trách Đảng bộ huyện, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện phát biểu: Đề án 2950 đã đem lại nhiều kết quả trong việc phát huy giá trị di tích. di sản gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện, song trong thời gian tới các cơ quan chuyên môn cần có những đề xuất, tham mưu, lộ trình về nguồn nhân lực, các địa phương cần xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, thế mạnh, bản sắc, có các phương án tôn tạo di tích, bảo tồn di sản định hướng lâu dài theo hướng bền vững.

Phải khẳng định rằng, Chợ Đồn là vùng đất giàu truyền thống lịch sử cách mạng, lưu giữ nhiều di tích lịch sử có giá trị, các di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc nơi đây vô cùng phong phú, được xác định là tiềm năng cho phát triển du lịch. Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án 2950, tuy đạt được một số kết quả nhất định, song vẫn chưa tương xứng với những tiềm năng, giá trị hiện có. Xu thế vận động và phát triển tiếp tục đặt ra yêu cầu mới, đòi hỏi Chợ Đồn không chỉ tiếp cận những nhận thức mới về phát triển bền vững, nhận diện mới về các giá trị văn hóa, con người vùng ATK  hiện tại và trong tầm nhìn trung hạn, dài hạn, mà còn phải có giải pháp thực tế hiệu quả để chuyển hóa các giá trị này thực sự trở thành nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển.

Thông qua việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án cho thấy những bài học cần rút ra, cũng là điều các đại biểu quan tâm tại Hội thảo đánh giá sau 4 năm thực hiện Đề án, đó là các cơ quan chuyên môn và các cấp uỷ Đảng chính quyền các xã, thị trấn trong công tác tham mưu cần sáng tạo, linh hoạt, bám sát các văn bản chỉ đạo, chủ trương của tỉnh, của huyện về nguồn lực phát triển du lịch, khai thác thế mạnh, tiềm năng du lịch nhưng cần gắn với bảo tồn di sản, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, đề ra những phương án khả thi cho lộ trình tiếp theo để du lịch Chợ Đồn phát triển theo hướng bền vững. Trong đó, quy hoạch là vấn đề quan trọng hàng đầu trong xây dựng điểm đến du lịch. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số1496/QĐ-TTg, Ngày 30/11/2023 về việc phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu Chợ Đồn. Tuy nhiên quyết định này mới chỉ quy hoạch ở 3 xã Lương Bằng, Nghĩa Tá, Bình Trung, trong khi đó các điểm di tích còn có ở các xã khác, cần được đưa vào kết nối các tuor, tham quan phù hợp lộ trình, tuyến đi, lô gích, khoa học, đảm bảo với thông tin lịch sử.

 Đặc sản, nông sản của địa phương được bày bán tại các chợ đêm và các sự kiện của địa phương tổ chức thu hút du khách tham quan.

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, do vậy cần có sự liên kết điểm đến, tuyến tham quan, liên kết đối tác khai thác với vùng, tỉnh bạn, huyện bạn, liên kết giữa di tích, di sản văn hoá phi vật thể. Cần có sự chung tay của nhiều thành phần, nhiều lĩnh vực và xã hội hoá trong tôn tạo, bảo vệ, phát huy giá trị di tích; đồng thời cần khẳng định thương hiệu, tính đặc thù, và sự tồn tại, bền vững của sản phẩm du lịch cũng như nhân rộng duy trì sản phẩm để phục vụ, thu hút du khách du lịch.

Để phát huy giá trị di tích, di sản trên địa bàn huyện Chợ Đồn gắn với phát triển du lịch, xây dựng Chợ Đồn trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, phát triển bền vững đòi hỏi có sự chung tay của các cấp, các ngành, sự đồng thuận của người dân; phải có những giải pháp quảng bá, xúc tiến, tuyên truyền, triển khai, xây dựng thực hiện phù hợp, khả thi trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh và nền tảng được sơ khai bắt đầu từ Đề án 2950, mà nhóm xây dựng Đề án đã dày công nghiên cứu. 

 Tác giả: Hà Tuyết, Phòng VH&TT

 

 

 

 


Tin liên quan

noData
Không có dữ liệu

Tin nổi bật Tin nổi bật