Lớp học xóa mù chữ ở Bản Lồm, xã Nam Cường.
Năm học 2024-2025, toàn huyện có 18 cơ sở giáo dục mầm non, 11 trường tiểu học, 09 trường Tiểu học và Trung học cơ sở, 04 trường Trung học cơ sở, 01 trường Phổ thông Dân tộc nội trú, 01 trường Phổ thông dân tộc bán trú với 10.684 số học sinh trong đó: Mầm non: 3030 trẻ; Tiểu học 4292 học sinh; THCS: 3362 học sinh, với gần 1.000 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Công tác lãnh đạo, quản lý có nhiều đổi mới; Quy mô giáo dục - đào tạo, mạng lưới trường, lớp tiếp tục được duy trì, cơ sở vật chất trường, lớp học được chú trọng đầu tư, từng bước được tăng cường theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hóa và chuẩn hóa; chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng vững chắc, giáo dục dân tộc có nhiều chuyển biến tích cực.
Năm 2024, huyện tập trung vào các mục tiêu duy trì, củng cố vững chắc và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và duy trì phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, tiểu học (TH), Trung học cơ sở( THCS), từng bước hoàn thành nhiệm vụ xóa mù chữ. Cấp học Mầm non đã huy động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp, 931/931 trẻ 5 tuổi được học 2 buổi /ngày. Trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt 100%. Huy động 2603/2603 số trẻ 3-5 tuổi ra lớp đạt tỷ lệ 100%. Tổng số trẻ 0-2 tuổi là huy động ra lớp là 610/1560, tỷ lệ đạt 39,10%. Kết quả, 20/20 xã, thị trấn đạt PCGD mầm non cho trẻ em 5 tuổi, huyện tiếp tục giữ vững chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi. Số trẻ 6 tuổi huy động vào lớp 1 tỉ lệ 100%. Tổng số trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học (năm học 2023 - 2024) 949/952, đạt tỷ lệ 99,7%. Tổng số trẻ 11-14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học (tính đến năm học 2023-2024): 3.609/ 3617, đạt tỉ lệ 99,8%. Đối chiếu với tiêu chí phổ cập giáo dục, 20/20 xã, thị trấn đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3, huyện đạt tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3.
Tổng số thanh, thiếu niên từ 15-18 tuổi phải phổ cập là 2.890; Tốt nghiệp THCS (tính đến năm học 2023-2024): 2743/2890; tỷ lệ 95%. Tổng số thanh, thiếu niên từ 15-18 tuổi đã tốt nghiệp THCS đang học hương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên, GDNN: 2.429; tỷ lệ 84%. Số trẻ khuyết tật 11-18 tuổi được tiếp cận giáo dục: 52/52, tỷ lệ: 100%. Toàn huyện có 03/20 xã, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2, tỷ lệ: 15%; Có 17/20 xã, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3, tỷ lệ: 85%. Đối chiếu với các tiêu chí, huyện Chợ Đồn đạt tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn PCGD trung học cơ sở mức độ 2.
Đối với công tác xóa mù chữ, số người trong độ tuổi từ 15-25 biết chữ: 7.247/7317, tỷ lệ 99,04%. Số người trong độ tuổi từ 15-35 biết chữ là 16.921, tỷ lệ 98,28%, Số người trong độ tuổi từ 15-60 biết chữ: 35.711, tỉ lệ 94,57%.
Năm 2024, huyện Chợ Đồn mở 04 lớp XMC với 141 học viên. Kinh phí chi thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được thực hiện theo Nghị quyết 19/2022/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nội dung, mức chi thực hiện xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2338/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2023 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2024.
Tính đến thời điểm tháng 12/2024, có 20/20 đơn vị cấp xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn XMC mức độ 2, tỷ lệ 100%, huyện Chợ Đồn đạt tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 theo quy định.
Bà Hứa Hoàng Anh - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cho biết: Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tích cực, chủ động tham mưu cho Huyện ủy, HĐND, UBND huyện kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác PCGD, XMC trên địa bàn huyện; thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý. Mạng lưới cơ sở giáo dục từ mầm non đến THCS phát triển phù hợp với điều kiện của địa phương, điều kiện giao thông, đi lại học tập của con em trên địa bàn huyện cơ bản thuận lợi, an toàn, phòng học được xây kiên cố, bán kiên cố, đảm bảo cho nuôi dạy chăm sóc trẻ ở cấp học mầm non và dạy và học ở cấp học phổ thông, biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đầy đủ, nhiệt tình đáp ứng yêu cầu công tác. Công tác rà soát, cập nhật số liệu thường xuyên, đảm bảo các đối tượng học sinh đều được huy động ra lớp đúng độ tuổi. Đối với công tác XMC, rà soát, thống kê số liệu, xác định đúng đối tượng, đúng mức độ, bố trí giáo viên tham gia dạy học XMC đảm bảo đúng kế hoạch, đạt chất lượng, hiệu quả. tham mưu tổ chức kiểm tra công nhận kết quả PCGD, XMC theo quy định.
Theo báo cáo kết quả công tác PCGD, XMC năm 2024 của UBND huyện, trong thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành và cộng đồng về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của PCGD, XMC trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, xem công tác PCGD, XMC là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương; Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội, các địa phương với ngành giáo dục và đào tạo để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ PCGD, XMC; Các cơ sở giáo dục tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; triển khai, thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông mới; tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học hiện có; tăng cường phụ đạo, giúp đỡ học sinh học yếu, kém; tăng cường giáo dục kỹ năng sống; xây dựng và thực hiện hiệu quả mối liên hệ nhà trường - gia đình - xã hội và các ban, ngành, đoàn thể trong công tác quản lý, chăm sóc, giáo dục học sinh, vận động học sinh bỏ học ra lớp, thực hiện tốt việc duy trì sĩ số. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của nhà nước đối với học sinh, nhà giáo; tiếp tục thực hiện tốt việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở theo hướng tăng tỉ lệ học sinh vào học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tiếp tục quy hoạch, điều chỉnh, bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng để đáp ứng yêu cầu việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới; rà soát, sắp xếp các trường, điểm trường, quy mô lớp học cho phù hợp để bảo đảm thuận lợi cho việc đầu tư cơ sở vật chất, công tác quản lý, tập trung nâng cao chất lượng, đảm bảo theo theo các tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia; đầu tư, bổ sung kinh phí mua sắm đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học cho các trường; thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc đầu tư, công tác quản lý, sử dụng thiết bị dạy học tại các trường; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng và việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ PCGD, XMC lồng ghép thông qua các đợt kiểm tra chuyên môn; nâng cao trách nhiệm, thực hiện có hiệu quả việc điều tra thông tin hộ gia đình, tổng hợp dữ liệu, lập hồ sơ và tự kiểm tra kết quả PCGD, XMC của các đơn vị cấp xã; tổ chức mở lớp xóa mù chữ cho người dân trên địa bàn các xã theo Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2022-2025./.
Tác giả: Hà Tuyết, Phòng VH&TT