A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đánh giá kết quả thực hiện đề tài "Phục tráng và phát triển một số giống lúa nếp đặc sản, có giá trị cao tại tỉnh Bắc Kạn" tại xã Lương Bằng

         Trước nguy cơ thoái hóa giống và diện tích canh tác giảm do chất lượng nguồn giống thấp, thực hiện Quyết định 630/ QĐ –UBND, ngày 11/5/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn, Quyết định về việc phê duyệt nội dung thuyết minh và dự toán kinh phí  thực hiện đề tài: Phục tráng và phát triển một số giống lúa nếp đặc sản có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Bắc Kạn. Tại huyện Chợ Đồn.  Ngày 24/10, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức đánh giá kết quả thực hiện đề tài "Phục tráng và phát triển một số giống lúa nếp đặc sản, có giá trị cao tại tỉnh Bắc Kạn" tại xã Lương Bằng.

      Dự có đồng chí Hoàng Văn Hải - Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn; Đại diện Viện khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc. Đại diện Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện ba Bể; Đại diện một số hộ nông dân thực hiện mô hình Khẩu nua Pái các xã Ngọc Phái, Tân Lập và Lương Bằng.

     

  Đại biểu thăm quan Mô hình phục tráng cá thể giống lúa nếp Khẩu nua Pái tai thôn Bản Chang, xã Lương Bằng.

        Đề tài "Phục tráng và phát triển một số giống lúa nếp đặc sản, có giá trị cao tại tỉnh Bắc Kạn" do Viện khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc làm chủ trì thực hiện trong 48 tháng, bắt đầu từ tháng 4/2021 đến tháng 3/2025. Tại xã Lương Bằng, Đề tài triển khai thực hiện “Mô hình phục tráng cá thể giống lúa nếp Khẩu nua Pái”. Theo đánh giá, giống lúa Khẩu Nua Pái, năm 2021, lựa chọn 120 cá thể đạt yêu cầu tiếp tục đánh giá các chỉ tiêu chiều cao thân, số hạt chắc cây, khối lượng  hạt chọn được 90 cá thể đạt. Năm 2022, dựa vào đặc điểm hình thái, chiều cao cây, thời gian chín đồng loạt, không sâu bệnh theo thang tiêu chuẩn chọn được 62 cá thể đạt tiêu chuẩn. Loại bỏ 28 dòng có thời gian chín muộn hơn và nhiễm đạo ôn cổ bông. Năm 2023,  lưu giữ 62 dòng đạt tiêu chuẩn, dựa và tính trạng mùi thơm qua quá trình đánh giá chọn được 30 dòng G1 đạt yêu cầu để tiếp tục gieo cấy vụ mùa năm 2023. Qua kiểm định đồng ruồng và đánh giá các chỉ tiêu trong phòng đã chọn được 11 dòng đạt yêu cầu, loại bỏ 19 dòng không đạt. Năm 2024, ngày 23/4, tại Phòng Nông nghiệp và PTNT  huyện Chợ Đồn, bàn giao 139kg hạt giống SNC Khẩu Nua Pái cho phía huyện. Đồng thời đơn vị Chủ trì  tư vấn kế hoạch sử dụng hạt giống SNC cho UBND huyện.

 Chị Nguyễn Thị Xôi, thôn Nà Chang, xã Lương Bằng.

Chị Triệu Thị Dinh, thôn Bản Chang, xã Lương Bằng.

      Về kết quả thu hoạch, năm 2021, độ thuần của giống đạt 90%. Năng suất đạt 43,2 tạ/ha. Năm 2022, độ thuần của giống đạt 90%. Năng suất đạt 44,3 tạ/ha. Năm 2023, độ thuần ruộng giống giai đoạn này có tăng lên đạt 99,4 % cây đúng giống. Năng suất trung bình đạt 43,5 tạ/ha. Lượng giống thu được sử dụng để cho nội dung xây dựng mô hình trình diễn cho giống Khẩu Nua Pái năm 2024. Kết quả thử nghiệm sau 2 năm cho thấy giống lúa Khẩu Nua Pái ở thời vụ từ 21/06-29/06 lúa nhanh bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh sớm, giai đoạn trỗ tập chung, tránh được điều kiện bất thuận của thời tiết, cho năng suất cao (42,6- 43,7 tạ/ha). Công thức cấy tuổi mạ 20 ngày cây sinh trưởng tốt và cho năng suất thực thu cao nhất đạt 42,9 tạ/ha (năm 2021)và 44,2 tạ/ha (năm 2022). Sâu bệnh hại nhiễm cũng ở mức độ nhẹ nhất. Giống Khẩu Nua Pái đến thời điểm này cho thấy bảo quản hút chân không cho kết quả tốt nhất, hạn chế được mọt, chất lượng của gạo bị giảm chất lượng thấp nhất. Theo Quyết định số 222, ngày 14/6/2024 về việc Thành lập Hội đồng thẩm định Quy trình kỹ thuật cấp cơ sở. Ngày 20/06/2024 Hội đồng đã thông qua và ban hành Quy trình canh tác và quy trình bảo quản cho giống lúa nếp Khẩu Nua Pái.

     Năm 2024, xây dựng mô hình sản xuất hạt giống nguyên chủng giống lúa Khẩu Nua Pái tại thôn Bản Chang, xã Lương Bằng. Quy mô 1ha, với  8 hộ tham gia.  Qua đánh giá,  mô hình lúa đang ở giai đoạn kết thúc trỗ, cây sinh trưởng và phát triển tốt. Chiều cao cây trung bình 120cm, số nhánh trung bình 13,5 nhánh/khóm. Mô hình nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lúa. Đã tiến hành kiểm định đồng ruộng giai đoạn sau cấy 20 ngày và giai đoạn trỗ, mô hình lúa nếp Khẩu Nua Pái có độ đồng đều cao, đảm bảo đúng về phương pháp cách ly cả về không gian và thời gian, thực hiện theo đúng quy trình sản xuất theo QCVN 01-54: 2011/BNNPTNT. Trước tình hình cơn bão số 3 vừa qua, thời tiết mưa nhiều, lũ quét tuy nhiên mô hình lúa Khẩu Nua Pái nguyên chủng không bị ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng.

      Thực hiện xây dựng mô hình trình diễn sản xuất các giống lúa nếp đặc sản thương phẩm  Khẩu Nua Pái tại Xã Tân Lập là 2,4 ha; Xã Lương Bằng, 0,9 ha. Theo đánh giá, mô hình lúa nếp Khẩu Nua Pái hầu hết các điểm đang trong giai đoạn kết thúc trỗ, lúa sinh trưởng tốt, nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn, vàng lá và rầy nâu. Chiều cao cây trung bình 110-120cm, số nhánh trung bình 13,5-14 nhánh/khóm. Mô hình lúa Khẩu Nua Pái tại các điểm đang bước vào thời kỳ chín và chuẩn bị cho thu hoạch. Được biết, ngày 6/12/2023, theo quyết định số 113527/QD-SHTT của Cục sở hữu trí tuệ ,  “KHẨU NUA PÁI CHỢ ĐỒN” đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể và đã có thiết kế mẫu logo cho sản phẩm Khẩu nua Pái.

Ông Lục Đình Hoa- Trưởng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Chợ Đồn.

    Hiện nay, chính quyn đa phương các cấp đang xây dựng chiến lược phát trin các sản phm nông nghip đc thù gắn với du lch, sản phẩm OCOP. Cho nên việc h tr phát trin các sn phm nông sản có gn với xây dng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận sn phm và tem truy suất ngun gc sẽ góp phần phát trin sn phm đc sn của địa phương và to sinh kế cho đng bào dân tc nơi đây phát trin kinh tế. Xuất phát từ thực tế đó việc thực hiện đề tài “Phục tráng và phát triển một số giống lúa nếp đặc sản, có giá trị cao tại tỉnh Bắc Kạn” là rất cần thiết.  Đồng thời việc phục tráng cũng góp phần cung cấp cho sản xuất hạt giống, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm một số giống lúa đặc sản, góp phần mở rộng diện tích gieo cấy giống đặc sản, nâng cao thu nhập cho nông dân địa phương  trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và toàn huyện nói riêng, thì việc phục tráng lại một số giống lúa nếp đặc sản dã góp phần lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc  và nâng cao nhận thức của nông dân địa phương trong việc lưu giữ và phát triển giá trị các giống lúa bản địa.

Một số hình ảnh tại buổi đánh giá: 

 

 

Tác giả:  Hoàng Lan

         

 

 

 

 


Tin liên quan

noData
Không có dữ liệu