A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những nông dân điển hình trong phát triển kinh tế ở Chợ Đồn

Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, tạo điều kiện của chính quyền các cấp và có sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể trong toàn huyện, sự hưởng ứng của nông dân, do vậy phong trào sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2021 – 2024 đã có nhiều gương điển hình trong phát triển kinh tế tại địa phương.

Ông Quản Trọng Quỳnh, Thôn Đon Liên, xã Bình Trung đã vươn lên làm giàu từ đất rừng, xây dựng mô hình kinh tế nuôi trâu, bò sinh sản kết hợp với trồng rừng.

Là hội viên hội nông dân, Ông Quản Trọng Quỳnh, Thôn Đon Liên, xã Bình Trung đã vươn lên làm giàu từ đất rừng, xây dựng mô hình kinh tế nuôi trâu, bò sinh sản kết hợp với trồng rừng.  Năm 2012 nhận thấy nhu cầu nguồn cây giống tại địa phương rất lớn, nên gia đình ông Quản Trọng Quỳnh mạnh dạn đầu tư toàn bộ diện tích đất Nông nghiệp 0,7ha sang ươm giống cây trồng Lâm nghiệp như: Mỡ, Keo, Quế, Bồ Đề, …để phục vụ cho dự án trồng rừng và nhu cầu cho bà con quanh vùng cùng nhau phát triển rừng. Đến nay, trung bình mỗi năm vườn cây giống xuất ra cho bà con khoảng 50 đến 70 vạn cây giống, và số tiền thu về sau khi đã trừ chi phí còn lãi gần 100 triệu đồng. Tạo việc làm cho 20 đến 30 lao động thời vụ và 04 lao động thường xuyên với thu nhập 5 đến 6 triệu đồng/người/tháng.

Qua nhiều năm tích góp và vay thêm nguồn vốn từ Ngân hàng, gia đình ông Quỳnh đã mua thêm rừng để trồng cây lâm nghiệp. Đến nay đã trồng được 40 ha, cây trồng chủ yếu là cây Quế, cây Mỡ, cây keo, cây bồ đề. Một số diện tích cây trồng đã được khai thác, sau khi trừ các khoản chi phí, thu nhập được từ 500 đến 700 triệu đồng. Năm 2014, được Hội nông dân xã Bình Trung tư vấn, giới thiệu trồng cây Hồng không hạt, ông Quỳnh cũng đã đã mạnh dạn tham gia trồng 200 cây, đến nay cây phát triển tốt và đã cho thu hoạch. Đến cuối 2023, ông tiếp tục tìm hiểu và mạnh dạn đầu tư trồng thêm cây Giổi lấy hạt làm gia vị, diện tích hơn 1 ha, hiện nay đang phát triển rất tốt, và có ý đinh nhân rộng thêm mô hình này. Năm 2024, qua nghiên cứu và tìm hiểu, ông đang đang thực hiện mô hình trồng cây Quế xen với cây Mỡ với diện tích hơn 6 ha, nhằm giảm chi phí đầu tư với mục đích trồng rừng lấy cây gỗ lớn để đảm bảo môi trường xanh vừa có thu nhập kinh tế ổn định lâu dài. Ngoài ra, gia đình ông Quỳnh còn cung ứng cây giống, trâu giống và giúp đỡ có hiệu quả 13 lượt hộ gặp khó khăn về vốn, vật tư, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh để các hộ phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo bền vững. Luôn là hộ tham gia tích cực vào các hoạt động phong trào của địa phương, các tổ chức Hội…Nhờ có ý trí vươn lên làm giàu và tinh thần ham học hỏi, Năm 2021, ông Quản Trọng Quỳnh đã được công nhận hộ SXKD giỏi cấp Trung ương.  Năm 2022 được công nhận hộ SXKD giỏi cấp tỉnh.  Năm 2023 được công nhận hộ SXKD giỏi cấp tỉnh.

    

  

Bà Phạm Thị Thu, thôn Nà Tấc, mô hình sản xuất kinh doanh Trồng rừng xen lá dong -  dược liệu kết hợp chăn nuôi, là gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã Yên Phong.

          Còn đối với bà Phạm Thị Thu, thôn Nà Tấc, mô hình sản xuất kinh doanh trồng rừng xen lá dong -  dược liệu kết hợp chăn nuôi, là gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã Yên Phong. Với quỹ đất lâm nghiệp sẵn có của gia đình với 19 ha rừng, Hiện nay gia dình đang chăm sóc quản lý, thu nhập từ trồng Quế, Mỡ, Keo…Đặc biệt có khoang 0,7 ha Quế  25 năm tuổi, Mỡ 8 năm tuổi, Keo 5 năm ….đã cho khai thác tỉa nhiều năm. Năm 2021, gia đình Bà Thu phát triển xen canh lá dong vào diện tích rừng trồng và các bìa rừng đến nay diện tích lá dong khoảng 0.5 ha. Hiện tại Gia đình Bà Thu đã khai thác rừng trồng và sau khai thác trồng lại  được 5 ha Keo, bồ đề, mỡ, trồng ngô  và các cây màu khác,  trồng xen cây dược liệu Khôi nhung, mở rộng diện tích trồng lá dong. Chăm sóc diện tích rừng trồng 7 ha, bảo vệ 8 ha rừng tự nhiên. Gia đình trồng thêm cây cây ăn quả lâu năm như: Mít, hồng không hạt và rau màu các loại kết hợp với nuôi cá ao. Mỗi năm cấy hai vụ lúa nước với 3000 m2 .  Về chăn nuôi, gia đình bà Thu có chăn nuôi trâu, tổng số con giao động từ 5 đến 7 con, nuôi đàn gia cầm khoảng 120 con hàng năm.

Từ những nguồn trên mỗi năm cho thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên, riêng trong năm 2023, sau khi đã trừ chi phí, tổng thu nhập khoảng 180 triệu đồng, thu nhập, thu nhập bình quân khoảng 20triệu đồng/ khẩu/tháng. Gia đình bà Phạm Thị Thu luôn là hội viên hội viên nông dân gương mẫu, thực hiện tốt chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy ước của địa phương, đoàn kết thân ái chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển kinh tế, tác động tích cực trong cộng đồng, chỉnh trang vườn hộ xây dựng khuôn viên xanh, sạch, đẹp. gia đình thực hiện tốt phong trào 5 không 3 sạch, hàng năm được xếp loại gia đình văn hóa. Tích cực hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho ít nhất 10 lao động theo mùa vụ, tạo thêm việc làm cho 05 lao động trở lên, giúp đỡ có hiệu quả cho 03 lượt hộ khó khăn cho mượn đất để trồng lúa, phổ biến kinh nghiệm để phát triển sản xuất, kinh doanh. Giúp đỡ hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh gia đình khó khăn ở địa phương vượt qua nghèo khó vươn lên. Trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi,  Năm 2021, bà Thu đạt đạt hộ SXKD giỏi cấp cấp huyện. Năm 2022, đạt hộ SXKD giỏi cấp huyện. Năm 2023, đạt hộ SXKD giỏi cấp tỉnh.

        

Ông Triệu Ứng Lai, Giám đốc Hợp Tác xã Đức Bền, với sản phẩm rượu Trầm hương đã được cấp chứng nhận là sản phẩm OCOP 3 sao.

    Với mô hình sản xuất Kinh tế tổng hợp Vườn, ao, chuồng, rừng, Dịch vụ gồm Bán phụ tùng máy Nông nghiệp, Tạo trầm từ cây Dó bầu + Sản xuất rượu Trầm hươngChế biến lâm sản của ông Triệu Ứng Lai, Giám đốc Hợp Tác xã Đức Bền, hội viên nông dân thôn Pác Toong, xã Yên Phong, cũng là một điển hình trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi. Hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, với lợi thế máy móc, phương tiện của gia đình, Ông Triệu Ứng Lai đã giúp thôn bản, địa phương làm đường nông thôn mới với chiều 700m - 800m đường dân sinh với tổng chi phí 165 triệu  đồng, vận động 04 hộ hiến đất làm đường, gia đình bỏ tiền hỗ trợ cho 01 hộ với số tiền 2.060.000 đồng. Tham gia các hoạt động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh” như hiến công, góp tiền xây nhà văn hóa thôn góp phần thực hiện tiêu chí trong xây dựng  nông thôn mới  được 20 công. Gia đình ông luôn tích cực tham gia vào các hoạt động phong trào của địa phương, thôn bản các tổ chức Hội phát động như tham gia quỹ hỗ trợ nông dân, quỹ đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ gia đình khó khăn, hộ nghèo với số tiền  đóng góp được hơn 7 triệu đồng, đóng góp toàn bộ gạch lát nền nhà văn hóa thôn với tổng giá trị 7 triệu đồng. Tham gia đóng góp các khoản quỹ do địa phương phát động được 8 triệu đồng. Hỗ trợ điểm di tích lịch sử  Bản Bẳng, xã Nghĩa Tá 1,5 tấn xi măng và 1.500 viên gạch.

Hưởng ứng phong trào “Nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, giai đoạn 2021- 2024, nhận thấy địa hình đồi núi và nhu cầu khai thác và trồng rừng của người dân là rất lớn, ông Lai tiếp tục đầu tư thêm 01 máy xúc, 03 ô tô và 02 máy kéo để phục vụ nhân dân có nhu cầu mở đường dân sinh để khai thác và vận chuyển gỗ rừng trồng. Năm 2021, đầu tư thêm nhà xưởng để chế biến thô sản phẩm gỗ bóc. Hiện nay công việc kinh doanh của hộ gia đình ông Lai cho thu nhập ổn định. Để tạo công việc ổn định cho vợ con, nhân dân địa phương và mục đích tăng thêm thu nhập cho gia đình, ông Lai đã mua thêm 22 ha rừng trồng, hiện nay đã cho khai thác mỗi năm trên 200 triệu đồng. Phát hiện ưu thế của khu vực biệt lập xa khu dân cư với 4.500 m2 mặt nước ao thuận lợi cho việc nuôi ba ba, nuôi cá bán thâm canh, kết hợp nuôi gà thả đồi, ông đầu tư mua thêm 05 con ngựa sinh sản đến nay phát triển rất tốt cho thu nhập cao trên 300 triệu đồng mỗi năm. Trong những năm qua, do vốn đầu tư của gia đình có hạn vừa phải sản xuất vừa phải đầu tư mở rộng mô hình tăng thêm thu nhập  bên cạnh đó gia đình đã được cấp ủy chính quyền quan tâm tạo điều kiện để thành lập HTX với 20 thành viên hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp do bản thân tôi  phụ trách để có điêu kiện mở rộng dịch vụ đến nay HTX đã đi vào hoạt động ổn định.

Và đặc biệt hơn, qua nghiên cứu tìm hiểu về cây bầu để tạo ra sản phẩm trầm hương, Ông Lai đã tự tìm hiểu và đi học hỏi kinh nghiệm, từ đó đã tận dụng quỹ đất của gia đình và vận động các thành viên HTX cùng đầu tư mở rộng diện tích để trồng cây Dó bầu với diện tích 5ha đồng thời nghiên cứu cách khoan cấy bằng thuốc tự tạo sinh học để cấy vào thân cây dó bầu, sau khi khoan cấy được 24 tháng trở lên thì  được thu hoạch sản phẩm Trầm hương. Năm 2022, ông Lai đã nghiên cứu nuôi cấy thử nghiệm sản xuất ra sản phẩm Trầm hương. Năm 2023, ông đã nấu thành công rượu Trầm hương, sản phẩm rượu Trầm hương đã được cấp chứng nhận là sản phẩm OCOP 3 sao hiện nay đã được thị trường chấp nhận. Thu nhập của gia đình ông Lai, năm 2021 trên 900 triệu đồng, đến năm 2023, tổng thu nhập của gia đình là trên 1,8 tỷ. Ngoài thu nhập cho gia đình, hàng năm cơ sở sản xuất của ông Lai còn tạo công ăn việc làm cho 05 hộ gia đình làm kinh tế và sử dụng 26 lao động theo mùa vụ, 18 lao động thường xuyên có thu nhập ổn định 250.000 đồng/người/ngày. Hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học cho 18 lao động, giúp đỡ có hiệu quả 13 hội viên khó khăn về vốn hơn 20 triệu đồng. Tạo điều kiện cho 08 con em hội viên có việc làm tăng thu nhập ổn định với mức 250.000/người/ngày…

Còn đối với hộ bà Dương Thị Oanh, thôn Pác Khoang, hội viên Hội nông dân xã Yên Mỹ, Là hộ nông dân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy, các phong trào thi đua do địa phương và Hội Nông dân phát động…Năng động, sáng tạo, trong cơ chế thị trường; dám nghĩ, dám làm, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực vốn, lao động, đất đai… Mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh đạt năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế cao, áp dụng các mô hình sản xuất gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa. Luôn đi đầu trong việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất thực phẩm sạch gắn với bảo vệ môi trường nông thôn và tích cực vận động mọi người cùng thực hiện… Tích cực hướng dẫn phổ biến kinh nghiệm sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn…Với mô hình chăn nuôi gia trại và kinh tế tổng hợp như: “Nuôi lợn, nuôi dúi, trồng lúa, trồng lá dong xen cây keo, trồng cây mỡ, quế… làm măng nứa khô, nứa tép khô…”.  Mức thu nhập bình quân hàng năm của gia đình (Sau khi đã trừ chi phí) là 538 triệu đồng, thu nhập bình quân là gần 15 triệu đồng/ khẩu/tháng, mỗi năm thu nhập bình quân thu nhập  168 triệu đồng/người/năm….

 Hiệu quả của phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trên địa bàn toàn huyện đã góp phần đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, kinh tế đảm bảo, đời sống người dân ấm no. Nhiều tấm gương sản xuất, kinh doanh giỏi đã và đang góp sức người, sức của vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Người nông dân chủ động học hỏi, giúp đỡ nhau về kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, thay đổi tư duy làm nông nghiệp gắn với tiêu thụ hàng hóa, phù hợp với kinh tế thị trường. Để phong trào tiếp tục được triển khai sâu rộng, hiệu quả, phát huy vai trò của nông dân trên tất cả các lĩnh vực, hội nông dân các cấp trong toàn huyện Chợ Đồn tích cực tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của hội viên về sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, thay đổi tư duy từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa có liên kết và tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp, nhà phân phối với nông dân; vận động hội viên tích cực tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) và chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế của từng địa phương./.

Tác giả: Hoàng Lan

 

 


Tin liên quan

noData
Không có dữ liệu

Tin nổi bật Tin nổi bật