Ảnh: Nguy cơ cháy rừng cao từ việc xử lý thực bì, đốt nương rẫy của người dân.
Trách nhiệm của chủ rừng trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR)
Trách nhiệm của chủ rừng là tổ chức: Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về PCCCR theo quy định của pháp luật;
Xây dựng, ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi rừng mình quản lý; Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực rừng mình quản lý; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ PCCCR; thành lập, quản lý và duy trì hoạt động của tổ, đội PCCCR; Kiểm tra an toàn về PCCCR; đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về PCCCR và tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về PCCCR theo thẩm quyền; Đầu tư xây dựng công trình, trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng; Bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động PCCCR theo quy định hiện hành của Nhà nước;
Báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác phòng cháy và chữa cháy rừng, thông báo kịp thời cho cơ quan Kiểm lâm sở tại, cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ và cơ quan quản lý trực tiếp những thay đổi có liên quan đến bảo đảm an toàn PCCCR thuộc phạm vi quản lý; Phối hợp với các chủ rừng khác, chính quyền sở tại, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận; Thực hiện các hoạt động PCCCR khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; Phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng.
Trách nhiệm của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư : Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về PCCCR theo quy định của pháp luật; Kiểm tra an toàn về PCCCR; đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về PCCCR và tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về PCCCR; Đầu tư trang bị phương tiện, dụng cụ PCCCR theo quy định; Bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động PCCCR theo quy định hiện hành của Nhà nước;
Phối hợp với các chủ rừng khác, chính quyền sở tại, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận; Thực hiện các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; Phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng.
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có hoạt động ở trong rừng, ven rừng: Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về PCCCR theo quy định của pháp luật; Đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong phạm vi quản lý của mình thực hiện quy định, nội quy, các điều kiện an toàn về PCCCR; Phát hiện cháy, báo cháy và tham gia chữa cháy rừng; Phối hợp với chủ rừng, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng. Tham gia các hoạt động PCCCR khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, tích cực tham gia chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra.
Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sinh sống, hoạt động ở trong rừng, ven rừng: Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về PCCCR theo quy định của pháp luật. Đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong gia đình thực hiện quy định, nội quy, các điều kiện an toàn về PCCCR. Phối hợp với chủ rừng, các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trên địa bàn trong việc bảo đảm an toàn về PCCCR; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng.Tham gia các hoạt động PCCCR khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Bảo đảm an toàn về PCCCR khi được phép sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và bảo quản, sử dụng chất cháy trong rừng và ven rừng. Không đốt rác tại các vị trí tiếp giáp ven rừng, khu vực có khả năng cháy lan vào rừng.
Ngăn chặn và báo kịp thời khi phát hiện nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy rừng và hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện cháy và chấp hành nghiêm lệnh huy động tham gia chữa cháy rừng.
Khắc phục hậu quả, xử lý sau cháy: Chủ rừng xác định mức độ rừng bị thiệt hại sau khi cháy, thống kê và báo cáo cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, chính quyền địa phương sở tại. Căn cứ mức độ thiệt hại, chủ rừng xác định và thực hiện các giải pháp phục hồi rừng sau khi cháy gồm: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung hoặc trồng rừng mới. Cơ quan Kiểm lâm sở tại phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền mức độ thiệt hại, giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ thiệt hại. Cơ quan Kiểm lâm, cơ quan Công an điều tra, xác định nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng, mức độ thiệt hại và xử lý theo quy định của pháp luật.
Vì sự phát triển bền vững của môi trường sống, Nhân dân hãy tích cực tìm hiểu và thực hiện tốt Luật Lâm nghiệp năm 2017; Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001 được sử đổi năm 2013... nghiêm túc thực hiện các quy định trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; tích cực trồng cây, gây rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc./
Nguồn tuyên truyền: CV 506/Sở Nông nghiệp và Môi trường Bắc Kạn
Tác giả: Hà Tuyết