A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thi đua yêu nước: Điển hình trong sản xuất, kinh doanh giỏi ở xã Bằng Phúc

Từ một gia đình nấu rượu nhỏ lẻ ở xã Bằng Phúc, nhưng với đức tính chịu khó học hỏi, nắm bắt thị trường, đặc biệt là sau khi thành lập HTX vào năm 2017, Hợp tác xã (HTX) rượu men lá Thanh Tâm ở thôn Nà Pài, xã Bằng Phúc, ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, vừa nấu rượu men lá theo phương pháp truyền thống vừa chăn nuôi gia súc theo hướng tập trung. Qua đó, đã tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho các thành viên.

Năm 2022 sản phẩm rượu men lá của HTX Thanh Tâm đã được tăng hạng lên 4 sao và xuất khẩu sang Nhật Bản.

Chị Nông Thị Tâm chia sẻ: “ Năm 1988, chị về làm dâu trong một gia đình ở cùng thôn có truyền thống nấu rượu men lá lâu năm. Từ đó, chị đã “bén duyên” với nghề nấu rượu. Lúc đầu chưa quen nên nấu được ít, có khi 2 - 3 ngày mới được 1 mẻ rượu. Sau khi đã tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm, chị nấu được nhiều hơn và xuất bán ra thị trường”.

Khởi nghiệp từ chăn nuôi lợn ban đầu chỉ nuôi từ 20 con/ lứa, rồi tăng lên 40 con/ lứa; Nhờ sự đầu tư, chăn sóc đúng kỹ thuật nên đàn lợn của gia đình đã phát triển ổn định. Đến năm 2015, chị Tâm đã quyết định đầu tư mua đất để làm nhà và xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Khi xây dựng chuồng trại đúng quy cách, chị Tâm đã mạnh dạn đầu tư nuôi lợn áp siêu với số lượng lớn trên 200 con lợn thịt và thực hiện hình thức chăn thẳng. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí mua lợn con, chị Tâm đã nuôi thêm lợn giống, với mục tiêu sản xuất ra giống lợn phù hợp với khí hậu ở địa phương và thuận lợi trong chăn nuôi.

Không dừng lại ở đây, năm 2017 Chị cùng các thành viên khác đã thành lập HTX Thanh Tâm chuyên sản xuất rượu men lá kết hợp lấy bống chăn nuôi lợn và bò. Năm 2018 rượu men lá của HTX đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao của huyện, tỉnh. Theo đó sản phẩm được tiêu thụ thuận lợi, hiện mỗi tháng trung bình xuất ra thị trường được khoảng trên 10.000 lít rượu.  Rượu do Hợp tác xã ( HTX) sản xuất được nấu hoàn toàn bằng phương pháp truyền thống. Để tạo ra được những giọt rượu ngon thì từng công đoạn trong quy trình nấu rượu cũng rất tỉ mỉ và cầu kỳ. Đối với công đoạn làm men lá, HTX chuẩn bị từ 19 đến 32 loại cây thuốc Bắc được lấy từ các khu rừng tại địa phương.

 Ngoài ra, HTX cũng mua sắm thêm cơ sở vật chất, đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng và hệ thống lọc khử các chất độc tố nhờ đó, việc sản xuất được thuận lợi. Về chất lượng, rượu của HTX đến nay đã được các ngành chức năng kiểm chứng, đảm bảo an toàn thực phẩm; được dán tem, nhãn mác đầy đủ; ngoài ra được tham gia vào các hội chợ và các chương trình quảng bá sản phẩm trên địa bàn tỉnh.  Năm 2022 sản phẩm rượu men lá của HTX đã được tăng hạng lên 4 sao. Vinh dự hơn, tháng 7/2022, Hợp tác xã đã  ký kết thành công với Công ty KOMECO.LTD Nhật Bản đưa sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Hiện, Hợp tác xã rượu men lá Thanh Tâm sản xuất bình quân ngày 500 – 600 lít rượu, tạo việc làm thường xuyên, thời vụ cho trên 40 lao động địa phương, chủ yếu là chị em phụ nữ có thu nhập từ 6 - 12 triệu đồng/người/tháng.

 Ngoài phát triển nghề nấu rượu truyền thống, HTX rượu men lá Thanh Tâm cũng chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc.

Phát huy tinh thần cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, chị Nông Thị Tâm, giám đốc HTX Thanh Tâm và các thành viên bước đầu đã thành công với mô hình phát triển kinh tế tập thể, được cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao.

Hy vọng, tới đây những mô hình kinh tế tập thể như HTX Thanh Tâm sẽ tiếp tục được nhân rộng trên địa bàn xã Bằng Phúc nói riêng và huyện Chợ Đồn nói chung. Những thành công bước đầu của HTX rượu men lá Thanh Tâm xã Bằng Phúc đang dần khẳng định đây là hướng đi hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao, phát huy được sức mạnh tập thể và truyền thống, thế mạnh tại địa phương vào phát triển sản xuất nông nghiệp.  

Tác giả: Nông Đuổng

 

 

 

 

ản.

Chị Nông Thị Tâm chia sẻ: “ Năm 1988, chị về làm dâu trong một gia đình ở cùng thôn có truyền thống nấu rượu men lá lâu năm. Từ đó, chị đã “bén duyên” với nghề nấu rượu. Lúc đầu chưa quen nên nấu được ít, có khi 2 - 3 ngày mới được 1 mẻ rượu. Sau khi đã tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm, chị nấu được nhiều hơn và xuất bán ra thị trường”.

Khởi nghiệp từ chăn nuôi lợn ban đầu chỉ nuôi từ 20 con/ lứa, rồi tăng lên 40 con/ lứa; Nhờ sự đầu tư, chăn sóc đúng kỹ thuật nên đàn lợn của gia đình đã phát triển ổn định. Đến năm 2015, chị Tâm đã quyết định đầu tư mua đất để làm nhà và xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Khi xây dựng chuồng trại đúng quy cách, chị Tâm đã mạnh dạn đầu tư nuôi lợn áp siêu với số lượng lớn trên 200 con lợn thịt và thực hiện hình thức chăn thẳng. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí mua lợn con, chị Tâm đã nuôi thêm lợn giống, với mục tiêu sản xuất ra giống lợn phù hợp với khí hậu ở địa phương và thuận lợi trong chăn nuôi.

Không dừng lại ở đây, năm 2017 Chị cùng các thành viên khác đã thành lập HTX Thanh Tâm chuyên sản xuất rượu men lá kết hợp lấy bống chăn nuôi lợn và bò. Năm 2018 rượu men lá của HTX đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao của huyện, tỉnh. Theo đó sản phẩm được tiêu thụ thuận lợi, hiện mỗi tháng trung bình xuất ra thị trường được khoảng trên 10.000 lít rượu.  Rượu do Hợp tác xã ( HTX) sản xuất được nấu hoàn toàn bằng phương pháp truyền thống. Để tạo ra được những giọt rượu ngon thì từng công đoạn trong quy trình nấu rượu cũng rất tỉ mỉ và cầu kỳ. Đối với công đoạn làm men lá, HTX chuẩn bị từ 19 đến 32 loại cây thuốc Bắc được lấy từ các khu rừng tại địa phương.

 Ngoài ra, HTX cũng mua sắm thêm cơ sở vật chất, đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng và hệ thống lọc khử các chất độc tố nhờ đó, việc sản xuất được thuận lợi. Về chất lượng, rượu của HTX đến nay đã được các ngành chức năng kiểm chứng, đảm bảo an toàn thực phẩm; được dán tem, nhãn mác đầy đủ; ngoài ra được tham gia vào các hội chợ và các chương trình quảng bá sản phẩm trên địa bàn tỉnh.  Năm 2022 sản phẩm rượu men lá của HTX đã được tăng hạng lên 4 sao. Vinh dự hơn, tháng 7/2022, Hợp tác xã đã  ký kết thành công với Công ty KOMECO.LTD Nhật Bản đưa sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Hiện, Hợp tác xã rượu men lá Thanh Tâm sản xuất bình quân ngày 500 – 600 lít rượu, tạo việc làm thường xuyên, thời vụ cho trên 40 lao động địa phương, chủ yếu là chị em phụ nữ có thu nhập từ 6 - 12 triệu đồng/người/tháng.

ảnh 2: Ngoài phát triển nghề nấu rượu truyền thống, HTX rượu men lá Thanh Tâm cũng chú trọng phát triển chăn nuôi để tăng thu nhập.

Phát huy tinh thần cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, chị Nông Thị Tâm, giám đốc HTX Thanh Tâm và các thành viên bước đầu đã thành công với mô hình phát triển kinh tế tập thể, được cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao.

Hy vọng, tới đây những mô hình kinh tế tập thể như HTX Thanh Tâm sẽ tiếp tục được nhân rộng trên địa bàn xã Bằng Phúc nói riêng và huyện Chợ Đồn nói chung. Những thành công của HTX đang dần khẳng định đây là hướng đi hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao, phát huy được sức mạnh tập thể và truyền thống, thế mạnh tại địa phương vào phát triển sản xuất nông nghiệp.  

Tác giả: Nông Đuổng

 

 

 

 


Tin liên quan

Tin nổi bật Tin nổi bật